• Thời gian đăng: 16:19:34 PM 30/06/2021
  • 0 bình luận

Các loại nấm mốc thường gặp và cách làm sạch đơn giản tại nhà

Nấm mốc là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Các loại nấm mốc thường gặp hiện nay là gì? Loài sinh vật này có lợi hay có hại? Một số cách tiêu diệt chúng đơn giản, hiệu quả tại nhà. Đón đọc bài viết sau của VietChem để làm rõ từng thắc mắc trên nhé.

Tổng quan về nấm mốc là gì?

Nấm mốc được hiểu là một loài sinh vật chân hạch. Các tế bào của nó không chứa diệp lục giống như của hầu hết các loại thực vật khác. Chúng là loài sống ký sinh với vách tế bào được cấu tạo chủ yếu từ chitin, thường tìm thấy trong môi trường tối và ẩm ướt.

Nấm mốc là gì

Nấm mốc là gì

Những đặc điểm của nấm mốc

Hình dạng

Ở thể đơn bào có nhiều hình dạng như: hình trứng, sợi và sợi có vách ngăn khi ở thể đa bào

Kích thước

Có kích thước nhỏ (thường từ 3 – 5 µm, loại to có thể là 10µm, thậm chí tới 1mm)

Nấm mốc dưới kính hiển vi trông giống như cây nấm gầy (skinny mushroom)

Cấu tạo

Tế bào của chúng được tạo thành từ sợi chitin, ở một số loài có thêm celluloz. Tế bào chất chứa nội mạc, không bào và ti thể.

Sinh sản

Thông qua hai hình thức: Hữu tính và vô tính:

Các loại nấm mốc thường gặp hiện nay

1. Các loại nấm mốc trong thực phẩm

  • Các loại nấm mốc thực phẩm thường thấy như:
  • Alternaria
  • Aspergillus niger
  • Botrytis
  • Cladosporium
  • Fusarium
  • Geotrichum
  • Monilia
  • Monascus
  • Mortierella 
  • Mucor 
  • Neurospora
  • Oidium
  • Oospora
  • Penicillium

Chúng thường được bắt gặp trên thịt và gia cầm. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy chúng ở nhiều loài thực phẩm khác.

Nấm mốc cũng xuất hiện trên các loại thực phẩm

Nấm mốc cũng xuất hiện trên các loại thực phẩm

>>>XEM THÊM:Ăn hạt chống ẩm có sao không? Cách xử lý khi nuốt phải

2. Nấm mốc trong nhà và màu sắc của chúng

Loại nấm

Đặc điểm

Chaetomium

-          Có màu trắng sau chuyển dần sang xám

-          Thường được tìm thấy trong vách thạch cao đã bị thấm nước

-          Có thể xác định sự hiện diện của nó khi ngửi thấy mùi mốc hay mùi cũ trong nhà.

Aspergillus

-          Ngoại quan: trắng hoặc nhiều màu sắc khác

-          Nó có thể dẫn đến các cơn hen suyễn, vấn đề về phổi hay thậm chí là giải phóng ra độc tố gây ung thư

Penicillin

-          Màu xanh lá cây hoặc xanh dương

-          Thường xuất hiện ở những nơi bị nước làm hỏng, giấy dán tường, dưới thảm, ống dẫn, nệm.

-          Chúng dễ lây lan và dẫn đến các bệnh về hô hấp

Trichoderma

-          Mọc theo mảng xanh

-          Gây hỏng nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe về tim, gan

Stachybotrys

-          Nấm mốc đen, có kết cấu nhầy nhụa

-          Phát triển trên các vật liệu như bìa cứng, gỗ, giấy

-          Chất độc của chúng sinh ra có thể gây khó thở, trầm cảm, mệt mỏi, nhức đầu

Ulocladium

-          Có màu đen, thường ở các khu vực hay có hơi nước ngưng tụ cao như nhà tắm, bếp, tầng hầm,… Nó có thể xuất hiện cả bên ngoài và bên trong nhà.

-          Tiếp xúc với loại nấm này có thể mắc phải các dạng nguy hiểm của sốt cỏ khô

Aspergillus

-          Ngoại quan: nấm mốc màu cam hoặc vàng

-          Những người gặp vấn đề về phổi hay có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị hen, bệnh phổi, viêm xoang,… khi tiếp xúc với chúng.

Alternaria

-          Ngoài quan: nâu

-          Phát triển tại những nơi ẩm ướt như bồn tắm, bồn rửa, phòng tắm

-          Chất độc từ loại nấm này sẽ khiến con người gặp phải các triệu chứng như hen suyễn

Aureobasidium

-          Có màu nâu ở các khu vực có giấy dán tường hay bề mặt sơn

-          Chúng có thể gây nhiễm trùng mắt, da và móng

Ngoài ra còn có một số loại thường gặp khác như: Cladosporium, Fusarium và serpula lacrymans.

Vai trò và tác hại của nấm mốc là gì?

1. Vai trò của nấm mốc

  • Một số loài nấm có thể ký sinh trùng trên những loài côn trùng có hại, từ đó tiêu diệt chúng.
  • Nhiều loại được dùng trong tổng hợp axit hữu cơ, thuốc kháng sinh.
  • Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp giúp kích thích thực vật tăng trưởng.
  • Chúng còn có thể giúp tăng độ màu mỡ cho đất trồng nhờ vào việc phân giải chất hữu cơ.
  • Một trong số chúng còn được sử dụng khi nghiên cứu di truyền học.

2. Tác hại của nấm mốc

  • Làm thực phẩm bị hư hỏng, giảm giá trị cùng hàm lượng dinh dưỡng có trong đó.
  • Gây hư hại cho vật dụng và quần áo dẫn đến một số bệnh cho người dùng.
  • Một số loài còn có thể gây bệnh trên chim, cá cùng nhiều loại động, thực vật khác.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như độc tố nấm mốc Fumonisin B1 đã được cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư xếp vào nhóm 2B – nhóm những độc tố có khả năng gây ra ung thư cho con người...

Các cách diệt nấm mốc, vi khuẩn hiệu quả

1. Một số cách diệt nấm mốc hiệu quả với chất tẩy rửa gia dụng

Baking soda

  • Chế hai muỗng baking soda với khoảng 800ml nước, lắc đều trong một bình xịt va xịt trực tiếp dung dịch này lên bề mặt bị nấm mốc rồi cọ sạch.
  • Rửa sạch khu vực để loại bỏ cặn bẩn
  • Cuối cùng xịt hỗn hợp lên một lần nữa và không cần lau
  • Đối với bề mặt đồ gỗ, có thể đổ trực tiếp bột baking soda lên. Chờ khoảng 20 phút và lau sạch.

Giấm ăn

  • Cho giấm nguyên chất vào bình xịt và phun trực tiếp lên bề mặt cần tẩy, dùng bàn chải cọ sạch
  • Phơi đồ hay để bề mặt tường, gạch nơi khô ráo, thông thoáng sau khi đã làm sạch
  • Phương pháp này chỉ áp dụng cho các bề mặt cứng, không dùng trên gỗ

Hỗn hợp thuốc tẩy và nước ấm

  • Chỉ cần trộn 3 lít nước ấm cùng một chén thuốc tẩy. Dùng bàn chải vệ sinh cứng nhúng vào dung dịch vừa pha, sau đó cọ trực tiếp lên bề mặt vết bẩn
  • Cuối cùng làm sạch và giữ khô bề mặt tường, đồ dùng,…

Bột hàn the

  • Cho khoảng 3 – 4 lít nước ấm cùng một chén hàn the khuấy tan. Dùng bàn chải vệ sinh nhúng thẳng vào dung dịch và cọ lên bề mặt bị nấm thật sạch
  • Lau sạch, khô các bề mặt bằng rẻ sạch sau khi đã cọ sạch nấm mốc

Oxy già

  • Dùng oxy già không pha loãng vào một bình xịt, phun dung dịch trực tiếp lên bề mặt, tường cần làm sạch
  • Chờ khoảng 10 – 20 phút thì sử dụng bàn chải vệ sinh chà sạch và lau khô
Cho oxy già không pha loãng vào một bình xịt, phun lên bề mặt nấm mốc

Cho oxy già không pha loãng vào một bình xịt, phun lên bề mặt nấm mốc

2. Các bước thực hiện đối với nấm mốc trong nhà

  • Xác định được khu vực nấm mốc, bịt kín khu vực đó để ngăn cản chúng di chuyển khắp nhà
  • Các bề mặt bị mốc cần được rửa sạch bằng dung dịch có chứa chất tẩy rửa cùng nước ấm. Sau khi bề mặt đã khô, dùng dung dịch tẩy trên bề mặt. Sau đó, rửa sạch và lặp lại ít nhất ba lần. Sau khi đã rửa và làm khô lần ba hãy tạo dung dịch tẩy rửa Borat và chà chúng lên các bề mặt.
  • Khi ngôi nhà của bạn đã được làm sạch và xử lý triệt để, hãy định kỳ làm sạch thường xuyên và kiểm tra xem chúng có quay trở lại không để có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý: nên mang khẩu trang/ mặt nạ thở và găng tay khi tiến hành dọn nấm mốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Hướng dẫn làm sạch các loại nấm mốc trong nhà hiệu quả

Hướng dẫn làm sạch các loại nấm mốc trong nhà hiệu quả

3. Cách tẩy nấm mốc quần áo

Đối với áo mưa

  • Đối với những vùng mới xuất hiện vết mốc, có thể chà trước bằng bàn chải, tiếp đó dùng cồn để lau sạch
  • Ở các vết mốc cũ, có thể bôi dung dịch amoniac, để nguyên một lúc, sau đó cho thêm dung dịch thuốc tím lên, cuối cùng dùng dung dịch NaHSO3 ngâm và rửa lại bằng nước sạch

Đối với quần áo thông thường

  • Dùng chanh
  • Thấm ướt các đốm đen li ti, vết mốc rồi đem đi phơi nắng vài giờ
  • Giấm
  • Pha loãng giấm và nước theo tỷ lệ 2:1 rồi đem đun sôi. Ngâm quần áo bị mốc vào trong dung dịch đó 30 phút rồi giặt sạch
  • Hoặc có thể dùng khăn thấm giấm trực tiếp lên áo
  • Baking soda
  • Hòa tan nước giặt với nước ấm rồi cho thêm baking soda với tỷ lệ 1 thìa cà phê/ 2 – 3 chiếc quần áo.
  • Ngâm khoảng 5 -10 phút, vò, rửa sạch với nước và phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời
Cách tẩy nấm mốc quần áo đơn giản

Cách tẩy nấm mốc quần áo đơn giản

Đối với áo da

  • Dùng khăn hơi ẩm lau lên bề mặt để làm bay đi vết mốc dày
  • Cắt khoai tây thành lát mỏng và xoa vòng tròn nhẹ nhàng lên khu vực bị mốc
  • Tiếp tục thay miếng khác nếu khoai tây đã chảy hết nhựa, cho tới khi vét mốc mờ dần và biến mất

Lưu ý: không nên chà quá mạnh và quá lâu trên cùng một nơi

Cách bảo vệ thực phẩm khỏi nấm mốc

  • Khi chuẩn bị thức ăn, hãy đậy nắp, tránh cho chúng tiếp xúc với bào tử nấm mốc trong không khí. Dùng bọc nhựa để bọc thực phẩm muốn giữ ẩm
  • Đóng những thực phẩm dễ hỏng vào các vật chứa sạch và làm lạnh chúng kịp thời
  • Không để lại bất cứ đồ dễ hỏng nào ra khỏi tủ lạnh hơn 2 giờ
  • Sử dụng thức ăn thừa trong vòng 3 – 4 ngày để tránh cơ hội cho các vi khuẩn phát triển.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm các loại nấm mốc cũng như tác hại và lợi ích của chúng cùng với một số cách làm sạch nó trong nhà đơn giản, hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết, bạn đọc có thể ứng dụng vào thực tế. Nếu còn thắc mắc hay muốn chia sẻ thêm về các vấn đề liên quan, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với VietChem thông qua hotline 0826 010 010 hoặc website vietchem.com.vn để trao đổi trực tiếp.

Bài viết liên quan

Máy quang phổ là gì? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy quang phổ có khả năng phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. Vậy máy quang phổ là gì? Thiết bị có ứng dụng, hoạt động ra sao? Các bạn hãy cùng VietChem giải đáp chi tiết về loại máy này dưới đây.

0

Xem thêm

Công thức tính công suất? Cách tính công suất tiêu thụ điện

Nắm vững công thức tính công suất sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn thiết bị điện. Nếu các bạn còn chưa nắm vững vấn đề này và muốn tìm hiểu thêm cách tính công suất tiêu thụ điện thì hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.

0

Xem thêm

ĐTM là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và nội dung chi tiết

Môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Điều đó có nghĩa là, việc đảm bảo sự phát triển bền vững quan trọng hơn so với đánh đổi môi trường lấy nền kinh tế trước mắt. Hiện nay, các công ty áp dụng ĐTM để giải quyết vấn đề này. Vậy ĐTM là gì và nó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Vietchem tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên qua bài viết ngay dưới đây.

0

Xem thêm

Gluxit là gì? Phân loại, vai trò của Gluxit

Gluxit đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể sống và việc duy trì cân bằng chất này trong cơ thể là điều cần thiết để có sức khỏe tối ưu. Vậy bạn đã biết gluxit là chất gì, có trong những thực phẩm nào hay chưa? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vietchem làm rõ trong bài viết ngay sau đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929