Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Đánh bóng kim loại là bước gia công cần thiết trong ngành công nghiệp cơ khí, giúp hoàn thiện sản phẩm hơn, tăng tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế. Hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu về các phương pháp đánh bóng kim loại qua bài viết dưới đây nhé.
Đánh bóng kim loại là bước gia công, hoàn thiện sản phẩm trong ngành luyện kim cơ khí. Các sản phẩm kim loại sau quá trình gia công thô mặc dù đạt yêu cầu về kích thước nhưng mà bề mặt kim loại vẫn còn thô ráp, sần sùi, chưa đạt đủ tiêu chuẩn về độ bóng. Vì vậy đánh bóng kim loại được coi là bước phụ trợ quan trọng, không thể thiếu trong bất kì ngành nào.
Đánh bóng kim loại giúp bề mặt sản phẩm đạt độ bóng cao, độ nhẵn đồng đều, loại bỏ khiếm khuyết, tăng tính thẩm mỹ; ngăn ngừa sự nhiễm bẩn do ăn mòn, các quá trình oxy hóa. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế, tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại chưa qua quá trình tinh chế. Đồng thời đánh bóng kim loại cũng là khâu cần thiết trước khi sản phẩm được đưa đi mạ.
Trước đây quá trình đánh bóng kim loại được làm thủ công bằng tay nên hiệu suất chưa cao, mất nhiều thời gian. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc thì giúp rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí nhân công, sản lượng các sản phẩm được đánh bóng tăng lên. Không những thế chất lượng các sản phẩm cũng được nâng cao hơn.
Đánh bóng giúp tăng tính thẩm mỹ cho kim loại
Hiện nay việc đánh bóng kim loại được chia thành 3 phương pháp chính, gồm có phương pháp cơ học, hóa học và điện hóa.
Phương pháp cơ học để đánh bóng kim loại là sử dụng các hạt mài kết hợp với vận tốc quay của máy đánh bóng để giúp làm nhẵn bề mặt, loại bỏ các khuyết tật, tạo bề mặt mịn và sáng bóng. Các hạt mài có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn, thường được làm bằng các chất liệu phổ biến như Al2O3, SiO2…
Để quá trình đánh bóng hiệu quả cần sử dụng thêm các bàn xoay, máy đánh bóng có tốc độ quay phù hợp. Ngoài ra còn các dụng cụ phụ trợ như bánh nỉ, bánh nhám, bánh vải… để tạo độ bóng theo đúng tiêu chuẩn. Đánh bóng kim loại bằng phương pháp cơ học đôi khi được coi như là bước sơ bộ trước khi vật dụng được đánh bóng điện hóa.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thao tác đơn giản, thích hợp với đánh bóng thủ công; chi phí đầu tư không cao, giá thành rẻ. Bên cạnh đó đánh bóng cơ học có những hạn chế như:
Quá trình đánh bóng hóa học được thực hiện bằng cách nhúng đồ vật ngập trong dung dịch hóa chất. Dung dịch này sẽ tác động vào các bề mặt sản phẩm để loại bỏ các chất bẩn, bụi trên bề mặt phôi. Phương pháp này thường sử dụng cho đánh bóng các sản phẩm kim loại trang trí.
Phương pháp đánh bóng hóa học có thể áp dụng đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp. Đồng thời có thể sử dụng để đánh bóng nhiều sản phẩm cùng 1 lúc. Các sản phẩm đánh bóng hóa học ít bị ăn mòn hơn so với phương pháp cơ học.
Tuy nhiên đánh bóng bằng phương pháp hóa học còn nhiều hạn chế như:
Đánh bóng điện hóa là quá trình đánh bóng kết hợp hóa chất đánh bóng và dòng điện. Vật dụng cần đánh bóng được treo vào bể đánh bóng chứa dung dịch đặc biệt và tiếp xúc với dòng điện. Đồ vật cần đánh bóng ở cực anot còn bên phía catot sẽ là chì hoặc thép không gỉ.
Khi có điện, trên bề mặt kim loại hình thành màng đính, điện trở cao. Ở bề mặt gồ ghề, lồi lên thì mật độ dòng điện cao, kim loại hòa tan nhanh. Ngược lại tại vị trí bề mặt lõm thì mật độ dòng điện thấp, kim loại hòa tan chậm hơn. mặt chỗ lồi, mật độ dòng điện lớn, kim loại hòa tan nhanh, chỗ lõm mật độ dòng điện nhỏ, kim loại hòa tan chậm. Nhờ đó bề mặt kim loại sẽ được làm bằng phẳng, đồng đều nhau. Ngoài ra đánh bóng điện hóa nâng cao hệ số phản quang trên bề mặt giúp bề mặt kim loại càng sáng bóng, tăng tính thẩm mỹ hơn.
Phương pháp điện hóa thường được sử dụng cho xử lý bề mặt chi trước trước khi mạ, gia công tinh lớp mạ hoặc gia công tinh cho kim loại loại độc lập. Bên cạnh đó đây cũng là phương pháp ưu tiên sử dụng cho các đồ vật dễ vỡ hay các chi tiết mà không thể đánh bóng bằng các phương pháp khác.
Các sản phẩm đánh bóng điện hóa có độ bóng cao hơn, quá trình gia công có thể tự động hóa nên năng suất cao hơn, tiết kiệm được nhân lực, chi phí. Tuy nhiên dung dịch đánh bóng thường có bản chất là acid, có tính ăn mòn nên cần phải xử lý trước khi xả ra môi trường.
Trên đây VIETCHEM đã giới thiệu cho bạn đọc các phương pháp đánh bóng kim loại đáng được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với đặc tính riêng của từng vật liệu. Do đó khi sử dụng cần lựa chọn phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu cách pha Chlorine (bột 70%, nước, viên) chuẩn xác theo công thức cho xử lý nước sinh hoạt, bể bơi, khử trùng... Đảm bảo an toàn, hiệu quả với hướng dẫn từ chuyên gia 25 năm kinh nghiệm.
0
Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.
0
Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.
0
Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Vũ Thị Thảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 003 959
thao.kimex@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận