• Thời gian đăng: 15:18:50 PM 20/06/2025
  • 0 bình luận

Đồng Đen Là Gì? Sự Thật Khoa Học , Lời Đồn & Giá Trị Thực

Trong Các Năm gần đây, hai từ Đồng Đen không còn quá xa lạ thậm chí nó còn gây lên sự tò mò và ám ảnh tới cơ số người. “Lời đồn” là thứ đã khiến đồng đen được phù phép với những khả năng không tưởng như “ làm gương vỡ lại lành” “tụ đổi màu”, cả việc khi ai đó sở hữu được kim loại này có thể mơ tới giấc mơ “tỷ phú”. Tất cả các lời đồn đoán này đã làm nổi lên làn sóng săn lùng loại kim loại bí ẩn này. 

Nhưng đồng đen có tồn tại hay không? hay thành phần của nó là gì? Giá trị thật sự của kim loại được gọi là “đồng đen” là bao nhiêu? Nó chỉ là kim loại hiếm hay là sản phẩm được thổi phồng của tin đồn và truyền thông? Và nếu bạn đang có các câu hỏi này trong đầu thì hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu thông qua bài viết chuyên sâu này của chúng tôi nhé

dong-den

Đồng Đen Là Gì? 

I, Đồng đen là gì ? Khái niệm trong dân gian

Đồng đen được xem là một loại kim loại biến thể của Đồng (Cu) nhưng lại cực kỳ quý hiếm, bí ấn và linh thiêng. Trong văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu á nói chung. Dưới đây là một số những niềm tin phổ biến trong dân gian:

  • Khi gia chủ đồng đen trong nhà có thể đổi vận và hút tài lộc vào nhà
  • Tự làm vỡ kính, gương khi đưa đồng đen đến gần
  • Đổi màu sắc theo nhiệt độ hoặc tâm trạng người sở hữu: Chi tiết về sự thay đổi màu sắc.
  • Làm tắt lửa hoặc các thiết bị điện tử
  • Khả năng tự di chuyển hoặc phát ra âm thanh
  • Công dụng chữa bệnh "bách bệnh" hoặc mang lại may mắn, quyền lực cho gia chủ khi sở hữu nó

Chính các niềm tin cố hữu này trong dân gian đã góp phần biến kim loại này thành những “bảo vật hiếm có khó tìm” và có thể là cách tiếp tay cho những thương vụ lừa đảo nhắm vào lòng tham và các khả năng siêu nhiên của đồng đen.

dong-den-la-gi

Các Khả Năng Siêu Nhiên Của Đồng Đen

II. Góc Nhìn Khoa Học: "Đồng Đen" Có Thật Không? VIETCHEM Phân Tích

Nếu bạn đang kỳ vọng đồng đen có thật thì bạn sẽ phải thất vọng. Hiện nay theo khoa học không có hợp chất nào mang tên “đồng đen” được chính thức công nhận trong danh mục các kim loại hay hợp kim theo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học hoặc các tài liệu chuẩn quốc tế như IUPAC hay ASTM

Định nghĩa "đồng" và các hợp kim của đồng trong khoa học hiện đại.

Thực tế, nhiều vật thể được coi là đồng đen lại chính là hợp kim của đồng (Cu) với thiếc (Sn), chì (Pb), niken (Ni), sắt (fe)... Các thành phần của hợp kim sẽ khiến nó có màu sẫm (hoặc ánh đen), có tính từ (do có sắt ), có khả năng phản ứng với thủy ngân trong 1 số điều kiện đặc biệt, nhưng đây là hiện tượng bình thường và không có gì bất thường cả.

Liệu có một loại “đồng đen” nào với thành phần đặc biệt chưa được khám phá?

dong-den

Các Vật Liệu Làm Từ Đồng Qua Thời Gian

Hiện nay khoa học đang phát triển, việc phát hiện ra những vật liệu mới chưa từng được phát hiện trước đó. Do đó khả năng tồn tại 1 loại vật chất có tên là “đồng đen” là hoàn toàn có thể. Nhưng để khẳng định đồng đen có những tính chất vượt trội thì cần một góc nhìn nghiêm túc và kỹ lưỡng dựa trên các kiến thức hiện đại về khía cạnh khoa học (hóa học, vật lý, luyện kim)

Giả thuyết 1: trong dân gian cho rằng đồng đen là hợp kim chứa tỉ lệ nhỏ các loại kim loại hiếm như vàng, bạc hoặc bạch kim. Trong luyện kim khi pha trộn đồng với các kim loại vàng, bạc sẽ tạo các hợp kim màu đỏ sẫm, vàng đồng hoặc trắng anh xám (tùy theo tỷ lệ pha trộn). Tuy nhiên hợp kim này thì không có từ tính, không hút thủy ngân và giá trị của hợp kim này cũng không có giá trị cao vô lý. Trên thực tế, con người đã phối trộn các kim loại này từ xa xưa nhưng chưa từng ghi nhận hiện tượng “phép màu” nào. Nếu bạn còn tò mò thì đi tiếp tới giả thuyết số 2 nhé.

Giả thuyết 2: Khi đồng đen chứa các nguyên tố siêu nặng có số hiệu nguyên tử lớn và nằm ngoài bảng tuần hoàn hiện tại. Cho đến nay các kim loại này chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm và có thời gian sống cực kỳ ngắn (từ vài micro giây đến vài giây). Nên chưa có ứng dụng thực tế của hợp kim này vì tính khó tổng hợp và không bền. Cũng không có bất kỳ bằng chứng nào về các “siêu tính năng” nào như hấp thụ năng lượng hay có từ tính .

Nguồn tham khảo: Theo các công trình nghiên cứu vật lý hạt nhân của GSI Helmholtz (Đức) và JINR (Nga)

Với 2 giả thuyết vừa rồi thì chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình. Còn theo kết luận của VIETCHEM thì hiện nay không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đồng đen là vật liệu siêu nhiên. Các cách giải thích về thành phần đặc biệt đồng đen hiện nay là không đủ khoa học, hoặc là có thể là vật liệu bình thường của đồng.

III. Giá Trị Thực Sự Của Đồng Đen: Sự Thật Đằng Sau Cơn Số Tỷ Đô

Thị trường đồng đen: Những giao dịch mở ám và nguy cơ lừa đảo

Ngoài những câu chuyện huyền bí là một thị trường đầy những sự mờ ám và nguy cơ lừa đảo tinh vi. Trên thực tế thì ghi nhận không ít người dân “sập bẫy” của các vụ lừa đảo liên quan tới đồng đen. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thường rất tinh vi đánh vào tâm lý “tham” của nạn nhân 

Các thủ đoạn phổ biến bao gồm: dụng hiện trường và các kịch bản của các phép thử giả mạo để chứng minh các tính năng của đồng đen. Hoặc tạo ra các tin đồn khủng về giá trị khủng lên đến hàng tỷ, thậm chí lên tới chục tỷ trên mỗi kilogam để kích thích lòng tham và mong muốn đổi đời nhanh của các nạn nhân. 

Tinh vi hơn nữa chúng còn dùng các “chim mồi” đóng giả thành người mua hoặc chuyên gia thẩm định nhằm mục đích tạo lòng tin và thúc đẩy giao dịch. Bước tiếp theo là yêu cầu nạn nhân đặt cọc một số tiền rất lớn rồi biến mất cùng số tiền này

can-trong-voi-dong-den

Những giao dịch mở ám và nguy cơ lừa đảo

Tại Sao Nhiều Người Vẫn Tin và Sẵn Sàng Chi Trả Số Tiền Lớn?

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, tại sao vẫn còn rất nhiều người trở thành “ con mồi” cho đối tượng lừa đảo? Chúng tôi nhận thấy rằng còn rất nhiều các yếu tố có thế ảnh hưởng tới hiện tượng này.

Đầu tiên là lòng tham và mong muốn giàu nhanh chỉ sau một đêm, được “đổi đời” chỉ sau những cám dỗ quá đỗi ngọt ngào trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tiếp theo là hiệu ứng đám đông và sức mạnh của tin đồn được lan truyền rộng rãi và có nhiều người tin theo các tin đồn này. Sự thiếu hiểu biết về khoa học là 1 khía cạnh các đối tượng lừa đảo nhắm tới. Cuối cùng có thể là tính khan hiếm, khó tìm và những năng lực không có thật làm tăng giá trị ảo của nó

Do đó chúng tôi nhận định thị trường mua bán đồng đen được thổi giá, thiếu minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ lừa đảo. Đã có các tấm gương mất số tiền rất lớn, thậm chí là toàn bộ tài sản tích góp cả đợi vì tin vào các lời quảng cáo.  VIETCHEM nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải giữ một cái đầu lạnh, luôn tư duy phản biện và dựa trên thông tin có kiểm chứng khoa học

IV, Những vật liệu có thể gây nhầm lẫn với đồng đen

Trong thực tế, có rất nhiều các vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo sỡ hữu màu sắc sẫm, có đặc tính bất thường hoặc vẻ ngoài “kỳ lạ” khiến nhiều người dễ ngộ nhận rằng đó là “đồng đen”. Việc nhận diện đúng các vật liệu này không chỉ giúp bạn tránh những hiểu lầm phổ biến, mà còn bảo vệ bản thân khỏi các hành vi trục lợi, lừa đảo liên quan đến các tin đồn thất thiệt về vật liệu “lạ”

vat-lieu-bi-nham-lan-voi-dong-den

Những vật liệu có thể gây nhầm lẫn với đồng đen

Các loại đồng cổ hoặc đồ đồng mỹ nghệ cổ

Các bảo tàng như Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia hoặc các nhà sưu tầm đồ đồng cổ đều có những bộ sưu tập đều có các bộ đồng xác được rõ các niên đại và thành phần trong đó

Đồng là kim loại rất phổ biến trong chế tác đồ dùng, vật phẩm thờ cúng và mỹ nghệ từ thời xa xưa. Qua thời gian, bề mặt của đồng thường phát triển một lớp patina – lớp oxy hóa tự nhiên có màu sẫm nâu, đen hoặc xanh lục phủ bên ngoài các vật làm bẳng đồng. Patina hình thành do phản ứng giữa đồng và các chất trong môi trường như oxy, nước, khí lưu huỳnh (SO₂)... trong thời gian dài. Lớp patina không chỉ bảo vệ lõi các vật phẩm bằng đồng khỏi ăn mòn, mà còn tạo nên vẻ đẹp cổ kính, nghệ thuật và giá trị lịch sử.
Một số loại đá, khoáng vật có màu sẫm và đặc tính lạ

Một số khoáng vật tự nhiên được phát hiện ngày nay có màu đen hoặc xám sẫm, nặng tay, thậm chí có tính từ nhẹ hoặc đặc điểm phản xạ ánh sáng khác thường  khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn với “đồng đen” nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.

Ví dụ phổ biến:

  • Hematit: Khoáng vật sắt có màu đen ánh bạc hoặc xám, nặng, có từ tính yếu.
  • Tourmaline đen (schorl): Tinh thể màu đen tuyền, bóng, đôi khi có cấu trúc lạ mắt, thường bị gán là đá “huyền bí”.
  • Thiên thạch sắt-niken: Rất nặng, màu đen hoặc xám ánh kim, có thể nhiễm từ nhẹ, có vết “gỉ thiên thạch”.

Các chất này dễ bị nhầm lẫn với đồng đen hoặc bị ngộ nhận với nó, tuy nhiên các chất này thành phần của chúng được nghiên cứu kỹ lưỡng và nằm trong hiểu biết của ngành khoa học vật liệu.

Uranium và các vật liệu phóng xạ: Mối nguy hiểm và sự nhầm lẫn

Uranium và một số vật liệu phóng xạ có màu tối, tỷ trọng cao, thậm chí có vẻ ngoài kỳ lạ đặc biệt các loại này từng bị người thiếu hiểu biết cho là “đồng đen”.

Tuy nhiên Uranium lại là một chất phóng xạ. Uranium không được phép tiếp xúc hoặc cất giữ nếu không có giấy phép của các cơ quan chức năng. Ngoài ra bức xạ ion hóa từ Uranium và các đồng vị của nó có thể làm tổn thương các tế và  dẫn đến ung thư hoặc đột biến gen với người tiếp xúc với các phương pháp không an toàn và đúng cách

Bạn hãy báo ngay với các cơ quan chức năng khi phát hiện các chất phóng xạ này

Nguồn tham khảo:

  • Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân (VARANS)

  • IAEA – Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

V. Kết luận quan trọng từ VIETCHEM

Sau khi phân tích kỹ lưỡng dưới góc độ khoa học vật liệu, luyện kim và vật lý hạt nhân, VIETCHEM khẳng định: Cho đến nay, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào xác nhận sự tồn tại của một vật liệu gọi là đồng đen với các đặc tính siêu nhiên như hút thủy ngân, vô giá, hoặc có khả năng "thay đổi số phận" như lời đồn. Trái lại hầu hết các câu chuyện về đồng đen là qua các câu chuyện truyền miệng dân gian thiếu các bằng chứng xác thực, tệ hơn nữa là các câu chuyện này lại bị các đối tượng mang ra để lừa đảo tài sản của những người nhẹ dạ cả tin, ham muốn đổi đời nhanh

FAQ

1. Vậy giá 1kg "đồng đen" thực sự là bao nhiêu? Có đúng là quý hơn vàng không?

VIETCHEM trả lời: Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, vì 'đồng đen' với các tính chất kỳ bí như đồn thổi không được khoa học công nhận là có thật, nên không có một thị trường hợp pháp hay một mức giá chính thức nào cho 'đồng đen' cả. Những con số hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng mỗi kilogram mà bạn có thể nghe thấy hoàn toàn không có cơ sở khoa học hay kinh tế

2. Có cách nào để nhận biết "đồng đen" thật tại nhà không, ví dụ như các phép thử dân gian?

VIETCHEM trả lời: Có rất nhiều các phương pháp thử đồng đen đang được lan truyền trong dân gian như:  cà vào gương, kính, thử với lửa, hay quan sát sự đổi màu. Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, chúng tôi khẳng định các phương pháp này hoàn toàn không có độ tin cậy và không thể dùng để xác định một vật liệu bí ẩn nào cả. Các hiện tượng quan sát được (nếu có) thường có thể giải thích bằng các nguyên lý vật lý, hóa học đơn giản hoặc thậm chí là kỹ xảo

3. Nếu tôi tìm thấy một vật kim loại lạ, màu đen, nặng, và nghi ngờ là "đồng đen", tôi nên làm gì?  VIETCHEM có thu mua hay giám định không?

VIETCHEM trả lời: Khi bạn phát hiện một vật liệu lạ và có những đặc điểm khiến bạn nghi ngờ, bạn tuyệt đối không thử nghiệm bằng các phép thử nguy hiểm. Việc tiếp theo bạn nên làm là liên hệ các cơ quan chức năng nghiên cứu khoa học uy tín, cảnh giác với các đối tượng muốn thu mua với giá cao bất thường có dấu hiệu lừa đảo

Về phía VIETCHEM: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp hóa chất và vật liệu công nghiệp, phòng thí nghiệm đã được xác định rõ ràng về thành phần và tiêu chuẩn chất lượng. VIETCHEM không thu mua các vật phẩm dựa trên những lời đồn thổi về "đồng đen" hay các đặc tính siêu nhiên



Bài viết liên quan

Vật Liệu Composite Là Gì? A-Z Về Cấu Tạo, Phân Loại & Ứng Dụng

Tìm hiểu tất tần tật về vật liệu composite: cấu tạo nền-cốt, các loại phổ biến (FRP, Carbon), ưu nhược điểm & ứng dụng đột phá. Bài viết chuyên sâu từ VIETCHEM.

0

Xem thêm

Hiệu Điện Thế Là Gì? Định Nghĩa, Công Thức, Bài Tập | VIETCHEM

Bạn thấy khó hiểu về hiệu điện thế? VIETCHEM sẽ "giải mã" khái niệm này bằng các ví dụ đời thường, công thức đơn giản và bài tập vận dụng. Tìm hiểu ngay!

0

Xem thêm

Phương trình Fe + HCl → FeCl2 + H2 | Sắt Phản Ứng Với HCl

Chi tiết phản ứng Fe + HCl ra FeCl₂ (không phải FeCl₃) và Fe + 2FeCl₃ → 3FeCl₂. Bao gồm hiện tượng, cơ chế và ứng dụng thực tế.

0

Xem thêm

Tác hại của Chloroform (CHCl₃): Hiểm họa tiềm ẩn với sức khỏe & môi trường

Chloroform nguy hiểm thế nào? Cảnh báo về độc tính, rủi ro ung thư, ảnh hưởng đến môi trường và cách xử lý sự cố hiệu quả trong thực tế.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963029988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865181855 HCM : 0826050050 Cần Thơ : 0971252929 Đà Nẵng : 0918986544