• Thời gian đăng: 15:29:40 PM 09/08/2021
  • 0 bình luận

Các loại dụng cụ thí nghiệm thông dụng và ứng dụng quan trọng

Dụng cụ thí nghiệm là một trong những vật dụng cần thiết trong các trường học, phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm,…. Với những ứng dụng quan trọng. Vậy chúng là gì? Phân loại và công dụng ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của VietChem nhé.

I. Dụng cụ thí nghiệm là gì?

Dụng cụ thí nghiệm là thuật ngữ dùng để chỉ các vật dụng cần thiết, quan trọng cho các hoạt động trong phòng thí nghiệm với vai trò giúp cho người dùng dễ dàng thực hiện các phân tích cũng như tổng hợp những mẫu chất cần nghiên cứu. Từ đó, người thực hiện có thể đưa ra những kết luận khoa học hay tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Các loại vật dụng này sẽ thường xuyên tiếp xúc gần với những phản ứng hóa học, vật lý đồng thời bảo đảm đưa ra những kết luận chính xác nhất. Bên cạnh đó, chúng phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về tuổi thọ nhất là mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Do vậy, đòi hỏi các dụng cụ thí nghiệm hóa học luôn luôn phải được đảm bảo về mặt chất lượng, độ bền chắc, đáp ứng các tiêu chuẩn cao để thực hiện tốt các nhu cầu trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay, trong ngành công nghệ hiện đại, một số dụng cụ phòng thí nghiệm còn được thiết lập thêm các giao diện tiện ích. Điều này giúp cho các chuyên gian, nhân viên làm việc trong phòng lab có thể sử dụng dễ dàng.

Dụng cụ thí nghiệm là gì

Dụng cụ thí nghiệm là gì

II. Phân loại dụng cụ thí nghiệm

1. Dựa trên chất liệu tạo ra

- Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

  • Nhóm này gồm tất cả những dụng cụ làm bằng thủy tinh như ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh, pipet, bình định mức,…
  • Chúng được sử dụng rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong phòng thí nghiệm bởi sự đa dạng về mẫu mã cũng như tính tiện lợi khi dùng lâu dài.
  • Vật liệu chủ yếu để sản xuất thường bằng thủy tinh borosilicate, thạch anh hoặc oxit silic nấu chảy do chúng có tính bền vững cùng hệ số giãn nở thấp.
  • Các dụng cụ được làm từ thủy tinh trung tính nên có khả năng chịu được hầu hết các loại hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh tại nhiệt độ cao (trừ HF). Bên cạnh đó, chúng còn phải chịu được nhiệt độ cao và sốc nhiệt.
Dụng cụ thủy tinh rất phổ biến tại phòng thí nghiệm

Dụng cụ thủy tinh rất phổ biến tại phòng thí nghiệm

- Dụng cụ thí nghiệm từ chất liệu nhựa

  • Nhóm này gồm một số dụng cụ như ca nhựa, tia nhựa, dụng cụ để xúc hóa chất,…
  • Chúng cũng là những dụng cụ được sử dụng khá phổ biến. Dụng cụ nhựa được làm bằng các chất liệu có độ bền cao, có khả năng chịu nhiệt. Tuy nhiên, các dụng cụ này thường dùng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn do khó vệ sinh và dễ bị ăn mòn.

- Dụng cụ thí nghiệm bằng inox

  • Gồm có giá treo dụng cụ, giá đựng ống nghiệm hay kẹp gắp ống nghiệm, kẹp gắp mẫu trong lò nung, chổi rửa,…
  • Chỉ có một số lượng ít dụng cụ được làm từ inox, chúng có đặc tính cứng, bền, được sử dụng lắp ráp cố định hoặc dùng trong môi trường chịu nhiệt phù hợp.
Hình ảnh về dụng cụ trong phòng thí nghiệm bằng sứ

Hình ảnh về dụng cụ trong phòng thí nghiệm bằng sứ

- Dụng cụ phòng thí nghiệm hóa học bằng sứ

  • Dụng cụ chuyên dụng được làm từ sứ như bát sứ, chén nung sứ,…
Bát sứ - dụng cụ dùng trong các thí nghiệm hóa học

Bát sứ - dụng cụ dùng trong các thí nghiệm hóa học

2. Dựa vào tính năng nổi bật

  • Dụng cụ thí nghiệm về hóa phân tích
  • Dụng cụ thí nghiệm vật lý
  • Dụng cụ thí nghiệm sinh học

III. Một số loại dụng cụ thí nghiệm tiêu biểu

Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm thông dụng có thể kể đến như:

1. Ống nghiệm

1.1. Định nghĩa

Đây là một dụng cụ phổ biến trong phòng thí nghiệm với thiết kế dạng lọ đứng, có nhiều kích cỡ khác nhau, dùng trong nuôi cấy tế bào hay đun nóng dung dịch với lượng nhỏ hoặc đốt hỗn hợp hóa chất, bột,…

2.2. Phân loại và ứng dụng

- Được chia thành ống nghiệm nhựa và ống nghiệm thủy tinh. Trong đó ống nghiệm thủy tinh được sử dụng phổ biến hơn gồm có ống nghiệm truyền thống và loại có nắp vặn.

  • Loại truyền thống là loại thường được sử dụng để nuôi cấy tế bào, mô sinh vật, có thể sử dụng trong đốt các chất với thời gian ngắn và hạn chế. Ống nghiệm thủy tinh chất lượng thường được sản xuất từ chất liệu thủy tinh trung tính borosilicate có khả năng chịu nhiệt cao, trong suốt không bọt hay bị vẩn đục, phù hợp để chứa dung dịch có tính ăn mòn như axit.
  • Loại có nắp vặn là loại ống nghiệm có nắp vặn đen được sử dụng trong chứa dung dịch và hóa chất. Chúng có ứng dụng tương tự với loại thường nhưng phù hợp cho việc chứa đựng các hóa chất có tính bay hơi cao hay muốn bảo quản mẫu vật.

2. Đèn cồn

2.1. Định nghĩa

Đây là loại dụng cụ với khả năng làm nóng và được dùng trong các phản ứng có liên quan đến nhiệt độ để cung cấp nhiệt

Đèn cồn có khả năng cấp nhiệt cho các phản ứng

Đèn cồn có khả năng cấp nhiệt cho các phản ứng

2.2. Cấu tạo

- Bao gồm các bộ phận:

  • Bầu đựng cồn: thường được làm từ thủy tinh, là nơi để chứa cồn – nguyên liệu đốt của đèn. Ngoài ra, còn có loại làm từ inox.
  • Bấc đèn cồn: loại dây được dệt từ sợi bông. Một phần của chúng sẽ được đặt trong bầu đựng nhúng trong cồn để có thể thực hiện dẫn cồn lên, phần còn lại sẽ nhô lên khỏi bấc đèn. Việc điều chỉnh nó sẽ thông qua núm vặn. Khi dây bấc đã ngấm cồn, nếu châm lửa vào sẽ tạo nên ánh sáng xanh.
  • Núm vặn dây bấc: là bộ phần dùng trong chỉnh độ ngắn, dày của dây bấc. Nó được gắn với trục đèn và được làm từ một bánh răng kim loại có gắn sợi bấc đèn.
  • Chụp đèn: sản phẩm làm bằng thủy tinh hoặc kim loại. Có công dụng bảo vệ bấc đèn khỏi bụi bẩn và giúp dập tắt ngọn lửa đèn cồn đang cháy bằng việc đậy lại.

2.3. Công dụng

  • Dùng cho các thí nghiệm cần đốt nóng và đóng nhiệm vụ là vật cung cấp nhiệt độ
  • Thường sử dụng đèn cồn trong thí nghiệm do chúng vừa sạch vừa tiện lợi và an toàn, lại không gây mùi khó chịu giống như xăng hay dầu.
  • Khi sử dụng dụng cụ này sẽ không làm cháy bấc đèn và giữ cho nó không bị đen
  • Cách dập tắt chúng cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần đậy chụp đèn lên, ngọn lửa sẽ nhanh chóng được dập tắt.

3. Bình cầu

3.1. Định nghĩa

Bình cầu là dụng cụ thủy tinh được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm với đa dạng công dụng và thường được dùng để chưng cất trong các ngành hóa học hay sinh học.

Chúng được chia thành 2 loại: bình cầu đáy bằng hoặc đáy tròn. Cổ của bình cầu có thể dài, ngắn, rộng, hẹp. Có loại bình không nhánh và loại có nhánh. Loại có nhánh được sử dụng để điều chế các chất khí.

3.2. Cấu tạo và công dụng

  • Chúng gồm 2 phần: cổ và thân bình cầu. Cổ bình thường để trơn hoặc làm nhám giúp nối với các nhánh khác trong phòng thí nghiệm.
  • Bình cầu thường sản xuất từ chất liệu thủy tinh borosilicate, được dùng để đựng và đun nóng chất lỏng, chưng cất trong các thí nghiệm bay hơi, chứa và lưu trữ những phản ứng hóa học,…

4. Cốc thủy tinh

4.1. Định nghĩa

Là những cốc hình trụ, thành mỏng với dung tích khác nhau. Chúng được sử dụng trong đong hay chứa dung dịch trước khi thực hiện thí nghiệm.

4.2. Đặc điểm

- Thường có 2 dạng là loại có mỏ và loại không có mỏ

  • Được sản xuất từ vật liệu thủy tinh khó chảy, có khả năng chịu lực tốt nhằm hạn chế tối đa tác dụng của nhiệt độ hay sự va chạm mạnh khiến cho cốc bị nứt, vỡ.
  • Trên mỗi cốc đều có các vạch chia thể tích để có thể xác định chính xác thể tích dung dịch cần dùng khi tiến hành đong.

5. Ống ly tâm

5.1. Định nghĩa

Ống ly tâm là các ống dùng trong máy ly tâm được làm từ thủy tinh hoặc nhựa, có hình dáng như các ống nghiệm thu nhỏ với đầu nhọn và thường có hình trụ.

Ống ly tâm được dùng trong các máy ly tâm

Ống ly tâm được dùng trong các máy ly tâm

5.2. Đặc điểm và ứng dụng

  • Được sử dụng trong các máy ly tâm trong phòng thí nghiệm, máy quay mẫu theo thứ tự để có thể tách chất rắn ra khỏi dung dịch huyền phù. Thiết kế của dụng cụ này có thể thay đổi phụ thuộc vào loại chất rắn – phân tử sinh học và chất không tan,… - trong mẫu hóa học. Chúng còn được gọi là đầu ly tâm được đặt trong các máy ly tâm và quay với vận tốc rất cao trong một khoảng thời gian xác định. Sau khi hết khoảng thời gian đó, kỹ thuật viên sẽ tháo ống và đổ phần chất lỏng nổi phía trên cho vào một thùng chứa, để lại chất rắn hoặc chất kết tủa dành cho các mục đích sử dụng khác.
  • Ống ly tâm thường được sản xuất bằng chất liệu polypropylene tinh khiết có khả năng chịu được nhiều loại dung môi, có nắp làm từ nhựa HDPE với độ kín cao, không gây rò rỉ.
  • Mỗi loại ống ly tâm đều có một mức tốc độ tối đa, vì vậy khi sử dụng cần lưu ý đặc điểm này, tránh chọn sai mức độ gây hư hỏng máy ly tâm, rôto, mất mẫu.

6. Cân

6.1. Định nghĩa

Cân là dụng cụ dùng trong đo đạc nhằm xác định khối lượng các loại hóa chất, tạp chất có trong vật mẫu.

6.2. Phân loại

Tùy thuộc vào độ chính xác hay giới hạn đo của cân hoặc khoảng thời gian thiết yếu để tiến hành hoạt động cân mà người ta có thể chia thành các loại cân khác nhau.

- Cân thô: sản phẩm cho kết quả với độ chính xác lên đến hàng gam

- Cân kỹ thuật: thường dùng cho các phép đo không đòi hỏi quá cao về độ chính xác. Chúng thường dùng khi cần cân sơ bộ những vật mẫu trước khi mang đi phân tích hoặc đối với các hóa chất không phải là chất gốc như natri hidroxit, kali mangan oxit,… trong pha chế các dung dịch với nồng độ cồn gần đúng rồi xác định lại nồng độ cồn bằng các dung dịch chuẩn gốc

- Cân phân tích

  • Cân phân tích thường: có giới hạn đo dao động trong khoảng 0,1mg  – 200g. Ứng dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học phân tích khi muốn xác định khối lượng các vật mẫu, chất gốc dùng để pha dung dịch chuẩn độ một cách chính xác.
  • Cân bán vị: có độ chính xác đạt đến 10-3 mg
  • Cân vi lượng: độ chính xác dao động trong khoảng từ 10-4 – 10-3 mg
  • Cân siêu vi lượng: độ chính xác dao động khoảng từ 10-9 – 10-6 mg

- Cân điện tử: là loại rất thông dụng và phổ biến, dùng để cân đo các mẫu vật chất với yêu cầu về độ chính xác.

7. Đũa thủy tinh

7.1. Định nghĩa

Đũa thủy tinh hay que khuấy thủy tinh là một dụng cụ phòng thí nghiệm dạng thanh được làm từ chất liệu thủy tinh rắn gồm thạch anh và borosilicate.

Đũa thủy tinh là một trong những dụng cụ thiết yếu phòng thí nghiệm

Đũa thủy tinh là một trong những dụng cụ thiết yếu phòng thí nghiệm

7.2. Đặc điểm và công dung

  • Có đa dạng các kích cỡ, khả năng chống ăn mòn cao, kháng kiềm cùng axit hiệu quả, chịu được nhiệt lên tới 1200 độ C. Có thể tái sử dụng an toàn và hạn chế cháy nổ, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
  • Nó đóng vai trò làm que khuấy giúp tăng tốc quá trình hòa tan hay kết hợp, pha trộn trong phản ứng hóa học và dẫn nhiệt ở quá trình phản ứng.
  • Trong ngành công nghiệp, chúng còn được dùng làm ống dẫn thủy tinh.

8. Máy đo độ pH

8.1. Định nghĩa

Là dụng cụ được dùng để kiểm tra độ kiềm, axit của dụng dịch cho ra kết quả đo hiển thị trên màn hình LCD của máy. Dựa trên kết quả đo pH có thể thực hiện điều chỉnh môi trường nước, đất,… sao cho phù hợp.

8.2. Công dụng

  • Ứng dụng trong phân tích tại các phòng thí nghiệm, có tác dụng xác định độ pH của môi trường nuôi cấy hay các loại dung dịch hóa chất một cách dễ dàng.

IV. Dụng cụ thí nghiệm được dùng để làm gì?

Các dụng cụ thí nghiệm có công dụng chính là giúp tiến hành các thí nghiệm phân tích một các chính xác hàm lượng của mọi loại chất hay có khả năng phát hiện định tính cùng định lượng của các chất trong dung dịch cần kiểm tra (mẫu).

Dụng cụ thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm

VI. Tìm hiểu về dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

1. Dụng cụ thủy tinh trong thí nghiệm là gì?

Dụng cụ thủy tinh là các sản phẩm được làm từ chất liệu thủy tinh như ống nghiệm, ống đong, bình tam giác,… dùng trong phòng thí nghiệm hóa học vi sinh hay sinh học môi trường hoặc trong trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, các công ty về thực phẩm, dược phẩm,…

Tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

2. Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh trong thí nghiệm

- Gồm có tất cả những dụng cụ được sử dụng thường xuyên trong các thí nghiệm giúp phân tích, tổng hợp chính xác hàm lượng chất và thực hiện định tính, định lượng thành phần có trong dung dịch cần kiểm tra, phục vụ đáp ứng những hoạt động nghiên cứu, thực hiện trong các phòng thí nghiệm

- Thường tiếp xúc gần với những phản ứng hóa lý. Do đó, để đảm bảo được tính chính xác của kết quả đưa ra, dụng cụ thí nghiệm thủy tinh cần bảo đảm các yếu tố:

  • Chịu được hóa chất: là thủy tinh trung tính có thể chịu được hầu hết hóa chất cùng dung dịch có tính ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF)
  • Tính chịu nhiệt: phải chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt
  • Cần phải sạch về mặt hóa học, không được dính các chất hữu cơ hay vô cơ và sạch về mặt vi sinh vật học (không có chứa bất cứ tế bào vi sinh vật hoặc bào tử của chúng). Vì thế, cần rửa sạch và khử trùng chúng trước khi sử dụng.
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh phải chịu được các loại hóa chất, nhiệt độ cao,...

Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh phải chịu được các loại hóa chất, nhiệt độ cao,...

3. Những loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thông dụng

3.1. Bình tam giác, bình cầu

  • Là các dụng cụ thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng dung dịch, hóa chất, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn được dùng trong các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ,…
  • Chúng thường có thể tích từ 50ml – 10 lít tùy theo dung dịch chứa để chọn được sản phẩm thích hợp với thí nghiệm
Hình ảnh về bình tam giác và bình cầu

Hình ảnh về bình tam giác và bình cầu

3.2. Ống đong, cốc đong

  • Thiết kế với vạch chia thể tích sử dụng để đong các khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.
  • Khi đong, nên chọn loại ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng sản phẩm cần đong để có được độ chính xác cao hơn.
  • Cần đặt ống đong trên một mặt phẳng và để tầm mắt ngang với tầm bề mặt chất lỏng khi đọc mức đong để tránh đọc sai mức.

3.3. Pipet

  • Được sử dụng để đong, hút dung dịch cho độ chính xác cao hơn.
  • Có rất nhiều loại pipet thủy tinh khác nhau có thể kể đến như pipet Pasteur, pipet có vạch chia thông thường,… được thiết kế để phù hợp cho nhiều mục đích nghiên cứu.
Pipet được ứng dụng trong đong, hút các dung dịch

Pipet được ứng dụng trong đong, hút các dung dịch

3.4. Đĩa pipet

  • Được dùng chủ yếu để nuôi cấy, phân lập các chủng vi sinh vật hay làm test chẩn đoán, kháng sinh đồ khoanh giấy hoặc những thử nghiệm tính cạnh tranh giữa các chủng vi sinh,… trên môi trường thạch dinh dưỡng, từ đó giúp người nghiên cứu quan sát được hình thái, tính chất khuẩn lạc của quần thể vi sinh vật

3.5. Ống nghiệm

  • Dùng trong chứa đựng các dung dịch với dung tích nhỏ, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường lỏng hoặc môi trường thạch, thử các tính chất sinh vật hóa học,…

3.6. Buret

  • Dùng chủ yếu trong các thí nghiệm chuẩn độ để có thể xác định nồng độ của các chất. Khi sử dụng cần lưu ý đến khóa của buret, nên bôi thêm vaselin để không bị rít và tuyệt đối đảm bảo không có bọt khí khi chuẩn độ (nếu có hãy mở khóa cho dung dịch chảy xuống cốc đặt phía dưới). Nên dùng tay trái cầm khóa, còn tay phải dùng để lắc bình lúc chuẩn độ.
  • Khi đọc thể tích của dung dịch thì mắt phải cần nhìn thẳng và buret phải kẹp thẳng trên giá để tránh sự sai số.

4. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

Cần đảm bảo cho tất cả các dụng cụ thủy tinh được rửa sạch sẽ, lau khô trước khi sử dụng

- Xử lý dụng cụ trước khi rửa

  • Đối với loại mới mưa, chưa được sử dụng nên ngâm vào trong nước hoặc dung dịch axit sunfuric loãng trong khoảng 24 tiếng, sau đó rửa với xà phòng nhiều lần chơ đến khi đạt độ pH trung tính.
  • Đối với dụng cụ để nuôi cấy vi sinh cần phải rửa sạch và khử trùng, diệt khuẩn trong nồi hấp tiệt trùng.

- Rửa dụng cụ

  • Cần tráng dụng cụ với nước sạch để có thể loại bỏ đi những cặn bẩn bám trên thành thủy tinh.
  • Sử dụng bông thấm cồn hay miếng nhám xà phòng để lau sạch những ký hiệu được ghi bằng bút dạ trên thủy tinh nếu có
  • Nên chọn loại chổi rửa phù hợp với mỗi loại dụng cụ thí nghiệm. Dùng chổi thấm xà phòng và tiến hành cọ rửa kỹ phần phía trong, sau đó dùng khăn mềm để lau sạch phía bên ngoài và xả lại với nước nhiều lần, nên sử dụng nước cất để tráng lại, giúp đạt pH trung tính.
  • Đối với pipet: nên ngâm chúng trong dung dịch sunfocromat trong tầm 1 ngày, sau chuyển sang bình rửa pipet tự động và rửa bằng xà phòng rồi rửa lại bằng nước nhiều lần, tráng lại với nước cất.
  • Lưu ý: cần úp ngược các dụng cụ sau khi rửa xong để ráo nước, làm khô lại ở nhiệt độ phòng hoặc mang đi sấy tại nhiệt độ từ 600 – 1000 độ C
Dùng chổi rửa để cọ kỹ các dụng cụ phòng thí nghiệm

Dùng chổi rửa để cọ kỹ các dụng cụ phòng thí nghiệm

- Cách khử trùng

Tùy thuộc vào loại dụng cụ và ta có cách khử trùng khác nhau: 

  • Với ống pipet: dùng một miếng bông nhìn vừa phải nhồi vào đầu ống hút, có thể sử dụng loại kim loại không gỉ để cho bông vào hay dùng giấy bao gói từng cái pipet hoặc theo từng bó có cùng kích thước, buộc hai đầu và đánh dấu phần đầu hút sau khi khử trùng xong để tránh chạm vào đầu nhọn pipet.
  • Ống nghiệm, bình cầu, bình tam giác nếu không có nút cần phải đậy bằng nút bông, nên dùng bông mỡ làm nút. Nút bông cần có chức năng giống như một dụng cụ lọc khí vô trùng vì thế cần phải có độ dày vừa phải để không khí có thể lọt qua nhưng giữ lại các vi sinh vật

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng tủ sấy và nồi hấp để khử trùng các loại dụng cụ phòng thí nghiệm như:

  • Với tủ sấy: xếp các dụng cụ thủy tinh đã được bao gói kín vào tủ sấy, đặc biệt không được để ống có nút bông vào trong giá ở ngăn dưới đề phòng cháy, không xếp quá chặt và cần duy trì nhiệt độ từ 160 – 180 độ C trong 1 giờ. Chờ cho tới khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ phòng thì lấy dụng cụ ra.
  • Với nồi hấp: khử trùng trong nồi hấp với nhiệt độ 120 – 150 độ C trong khoảng 30 phút, sau đó sấy thật khô.
Có thể sử dụng máy rửa khử trùng để làm sạch dụng cụ thí nghiệm

Có thể sử dụng máy rửa khử trùng để làm sạch dụng cụ thí nghiệm

- Sản phẩm sau khi khử trùng nếu không được sử dụng ngay thì cần cho vào túi PE và bảo quản ở trong tủ kín, sạch sẽ, khô ráo

- Đối với các que gạt, khuấy thủy tinh,… nên dùng ngay trong 24 tiếng sau khi được khử trùng. Với đĩa petri là 3 ngày và các sản phẩm như ống nghiệm, bình định mức,… là 7 – 10 ngày. Các dụng quá lâu cần thực hiện khử trùng lại trước khi sử dụng

- Cần phân loại và xử lý đúng theo quy định với các sản phẩm hỏng hỏng, dụng cụ không sử dụng nữa

VII. Một số thương hiệu dụng cụ thí nghiệm uy tín hiện nay

1. Brand – Đức

  • Thành lập vào năm 1949 ở Wertheim – Đức
  • Các sản phẩm của Brand đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về chất lượng và độ chính xác
  • Không chỉ hoạt động phổ biến tại thị trường Đức, thương hiệu này còn xuất hiện ở Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Á, Mỹ Latinh,…
  • Tuy nhiên, đi kèm với chất lượng, giá thành của các dụng cụ này cũng cao hơn so với các thương hiệu khác.

2. Duran – Đức

  • Được thành lập từ năm 1887, trải qua hàng trăm năm hoạt động, Duran đã khẳng định được uy tín, chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường.
  • Các dụng cụ thí nghiệm Duran có khả năng chịu được nhiệt cũng như độ bền cơ học cao cùng hệ số giãn nở thấp, tương tự như Pyrex từ Corning, không chỉ được dùng cho thiết bị thí nghiệm mà còn trong các ống tia âm cực, ống truyền, các mỏ vịt,…
Các dụng cụ thí nghiệm Duran rất được ưa chuộng trên thị trường

Các dụng cụ thí nghiệm Duran rất được ưa chuộng trên thị trường

3. Isolab – Đức

  • Thành lập vào năm 1996 bởi Faruk Kutay cùng nhóm đồng nghiệm tại một tòa nhà nhở ở Wertheim – Đức với tên gọi ISOLAB Laborgeraete GmbH.
  • Đến năm 2011, tròn 15 năm kinh nghiệm, Isolab đã có mặt hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Và xưởng sản xuất được mở rộng gấp đôi vào năm 2014.
  • Các thiết bị phòng thí nghiệm của Isolab không ngừng được cải tiến, mang đến những sản phẩm chất lượng, tiện ích nhất.

4. LMS – Đức

  • Ra đời từ năm 1992 ở Stutzerbach thuộc nước Đức, thương hiệu này là thương hiệu tin cậy trong các trường học, phòng lab bởi khả năng chịu nhiệt, vạch chia chuẩn xác cùng mực in bền rõ và thủy tinh trong suốt.
  • Ngoài ra, các dụng cụ LMS được làm từ thủy tinh borosilicate 3.3 theo tiêu chuẩn DIN ISO 3585:1998 khá nổi tiếng với những sản phẩm thủy tinh như ống đong, cốc đong, pipet, buret, phễu,… Mỗi sản phẩm đều có 3 dòng B, A, AS để đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho khách hàng.

5. Bomex, Dlab, OneLab – Trung Quốc

  • Đây là các dòng thương hiệu hướng tới phân khúc khách hàng bình dân, có nhu cầu cùng sự đòi hỏi không cao.
  • Hầu hết các sản phẩm phòng thí nghiệm như cốc đốt, ống đong, pipet,… cho đến các vật tư thủy tinh khác, Trung QUốc đầu có thể sản xuất được. Tuy nhiên về chất lượng và độ chính xác thì chỉ được đánh giá ở mức tương đối, không cao như các thương hiệu của Đức.

VIII. Mua dụng cụ thí nghiệm ở đâu chất lượng, giá tốt?

Cửa hàng bán dụng cụ thí nghiệm hóa học hay dụng cụ thí nghiệm hóa học bán ở đâu đảm bảo chất lượng, giá tốt là những thắc mắc người dùng hay gặp phải khi chọn mua các sản phẩm để tiến hành thí nghiệm. Với hơn 20 năm trong lĩnh vực cung ứng các loại hóa chất, dụng cụ cùng thiết bị thí nghiệm, VietChem tin tưởng sẽ mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng khi mua sản phẩm tại đây. Công ty chúng tôi có đa dạng các sản phẩm được cung cấp bởi các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, đáp ứng nhiều nhu cầu cho khách hàng. Cùng đội ngũ tư vấn kỹ thuật giàu kinh nghiệm, các chuyên viên tư vấn nhiệt tình, báo giá nhanh chóng,… chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách chất lượng dịch vụ chưa từng có.

Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm dụng cụ thí nghiệm, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng 0826 010 010 hoặc nhắn tin thông qua website vietchem.com.vn để được hỗ trợ chi tiết. Mong rằng với bài viết trên, VietChem đã mang đến cho quý bạn đọc các tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và làm việc hiệu quả. Để lại bình luận ngay dưới bài viết nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan nhé.

Bài viết liên quan

Ammonium persulfate (APS) là gì? Tính chất cơ bản và ứng dụng thực tiễn

Ammonium persulfate (APS) là một hợp chất hóa học quan trọng trong công nghiệp và nghiên cứu. Với tính chất oxy hóa mạnh, APS mang lại nhiều ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực từ xử lý nước, sản xuất polymer đến sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng hóa học.

0

Xem thêm

Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là gì? Tính chất lý hóa và ứng dụng quan trọng

Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hóa học độc đáo với nhiều ứng dụng quan trọng trong y học, công nghiệp, và khoa học đời sống. Với khả năng thẩm thấu mạnh mẽ, DMSO đã trở thành một dung môi và chất mang thuốc hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mọi khía cạnh liên quan đến DMSO, từ tính chất đến ứng dụng và cách sử dụng an toàn.

0

Xem thêm

Styrene là gì? Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và An toàn khi sử dụng

Styrene là một hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa và cao su tổng hợp. Với đặc tính dễ chế biến và khả năng ứng dụng đa dạng, styrene đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để sử dụng hợp chất này một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về tính chất, lợi ích, cũng như các rủi ro liên quan. Cùng khám phá chi tiết về styrene trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Dung môi Dichloromethane (DCM) | Đặc tính và các ứng dụng quan trọng

Dichloromethane (DCM), hay methylene chloride, là một hóa chất công nghiệp quan trọng với nhiều ứng dụng trong sản xuất và nghiên cứu. Tuy nhiên, đi cùng những lợi ích là các nguy cơ độc hại đối với sức khỏe và môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về Dichloromethane, từ đặc điểm, công dụng đến các rủi ro và các lựa chọn thay thế thân thiện hơn.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phương Hoa : 0904 338 331 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544