• Thời gian đăng: 09:15:28 AM 24/02/2021
  • 0 bình luận

Ketone là gì? Vì sao nên thường xuyên xét nghiệm ketone?

Ketone là gì? Chỉ số KET trong nước tiểu có ý nghĩa là gì? Và vì sao chúng ta cần xét nghiệm chỉ số trên trong cơ thể một cách thường xuyên? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên cùng một số thông tin hữu ích có thể bạn chưa biết về loại chất này. Cùng tìm hiểu nhé. 
 

1. Ketone là gì? 

Ketone là một lớp hợp chất hữu cơ được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để giúp tạo ra năng lượng gồm: carbohydrate, chất béo, protein. Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, thế nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo và lúc này ketone sẽ được tạo ra.

Hiện có ba loại ketone trong máu là: Acetoacetate (AcAc), 3-β-hydroxybutyrate (3HB) và Acetone. Với mỗi cơ thể sẽ có mức độ ketone khác nhau, nhưng thường được điều hòa trong máu một cách tự nhiên.

2. Ý nghĩa của chỉ số Ketone (KET) trong nước tiểu

3. Khi nào nên đi xét nghiệm ketone?  

Bạn nên đi thăm khám bác sỹ để được tư vấn một cách chính xác về thời gian và tần suất nên xét nghiệm ketone. Sau đây là một số dấu hiệu bạn nên chủ động đi thăm khám: 

  • Cơ thể bị mệt mỏi kéo dài.
  • Hơi thở của bạn có mùi trái cây. 
  • Lượng đường trong máu được xác định cao hơn 300 mg/dl. 
  • Cơ thể luôn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng. 
  • Trí nhớ thường xuyên bị nhầm lẫn, hoặc khó suy nghĩ nhanh như người bình thường. 
  • Thường xuyên cảm thấy bị khát nước hoặc khô miệng, khó chịu. 
  • Đặc biệt, với những người bị bệnh cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng: Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra mức độ ketone sau 4 - 6 giờ, bởi vì bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh DKA.
  • Còn riêng đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nên xét nghiệm chỉ số này khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo dùng liều lượng insulin chính xác trong cơ thể. 
Khi nào nên đi xét nghiệm ketone

Khi nào nên đi xét nghiệm ketone

4. Vì sao nên thường xuyên xét nghiệm ketone trong cơ thể 

Ketone có thể khiến cho máu ở trong cơ thể có tính axit gây ra DKA. Nếu như bị bệnh này sẽ xảy ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể như: 

  • Sưng mô não.
  • Mất ý thức.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Thậm chí dẫn tới tử vong.

Đó là lý do, bạn cần lưu ý để thăm khám bác sĩ sớm khi chỉ số ketone trong cơ thể bắt đầu ở mức độ vừa đến trung bình.

Nên thường xuyên xét nghiệm ketone trong cơ thể

Nên thường xuyên xét nghiệm ketone trong cơ thể

5. Tiến hành xét nghiệm ketone như thế nào?

Hiện nay, việc xét nghiệm ketone có thể thực hiện bằng bệnh phẩm máu hoặc bệnh phẩm nước tiểu. Và cách chính xác nhất để đo nồng độ này là đo ketone ở trong máu.

Hoặc bạn cũng có thể xét nghiệm để kiểm tra nồng độ ketone trong nước tiểu. Tuy nhiên với cách xét nghiệm này chỉ phản ánh mức độ ketone trong vài giờ trước đó, còn xét nghiệm máu lại cho thấy nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.

Cách tiến hành xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu chi tiết như sau:

  • Mẫu nước tiểu được lấy vào cốc vô trùng, sau đó được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành thực hiện. 
  • Que thử được nhúng vào nước tiểu.
  • Sau khi que thử được phủ kín nước tiểu, ta nhấc ra luôn và đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ ketone.

6. Khi ketone tăng cao cần xử lý ra sao? 

Việc điều trị nồng độ ketone tăng cao vô cùng quan trọng để giúp bạn hạn chế các vấn đề do DKA gây ra. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền tĩnh mạch thay thế (IV): Khi bị DKA sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, có thể dẫn đến mất nước. Việc bù nước bằng chất lỏng đường tiêm sẽ giúp bạn làm loãng lượng glucose dư thừa ở trong máu. 
  • Bổ sung điện giải: Khi bị bệnh, nồng độ chất điện giải sẽ có xu hướng thấp hơn bình thường, bao gồm kali, natri và clorua. Vì thế, nếu như bạn bị mất quá nhiều chất điện giải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của tim và cơ bắp.
  • Tiêm insulin: Trong tình huống khẩn cấp, việc cung cấp insulin sẽ giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose bị dư thừa trong máu lấy năng lượng. Chính vì thế, bạn cần kiểm tra mức glucose hàng giờ. Đến khi nồng độ ketone và axit ở trong máu bắt đầu trở lại bình thường, bạn sẽ tiếp tục với chế độ điều trị bằng insulin ở liều lượng bình thường.
Ketone tăng cao cần xử lý ra sao Ketone tăng cao cần xử lý ra sao

7. Bà bầu bị ketone trong nước tiểu cần lưu ý điều gì? 

7.1 Nồng độ Ketone cao có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bà bầu chỉ xuất hiện với số lượng ketone nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ, vì thế mẹ bầu có thể an tâm. Thế nhưng, ở mức độ ketone cao có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ, thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, và thậm chí những đứa trẻ sinh ra từ mẹ có lượng ketone cao rất có thể bị kém phát triển về trí não.

7.2 Những lưu ý khi bà bầu bị ketone cao

  • Tránh nhịn ăn và hãy ăn đúng giờ.

  • Tránh dùng khoảng cách quá dài giữa các bữa ăn.

  • Bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ.

  • Nên bổ sung điện giải.

  • Thực hiện kế hoạch ăn lành mạnh mỗi ngày như: Ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại.

Bà bầu bị ketone trong nước tiểu nguy hiểm không

Bà bầu bị ketone trong nước tiểu nguy hiểm không

8. Một số cách phòng ngừa ketone tăng cao trong cơ thể  

Bạn hãy thực hiện những cách dưới đây để giữ cho lượng đường ở trong máu ổn định và sản xuất ketone ở mức tối thiểu nhất: 

  • Hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: Trong các trường hợp bị ốm, lượng đường trong máu đang tăng lên, hay cơ thể có triệu chứng đường huyết cao hoặc thấp.
  • Thực hiện kế hoạch ăn kiêng lành mạnh: Ưu tiên và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý như: ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại…
  • Quản lý lượng carbohydrate tiêu thụ và liều insulin sử dụng là điều cần thiết, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp quản lý bệnh tiểu đường. 
Những cách phòng ngừa ketone tăng cao trong cơ thể

Những cách phòng ngừa ketone tăng cao trong cơ thể

Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn ketone là gì? Ý nghĩa của chỉ số này và vì sao nên kiểm tra, xét nghiệm thường xuyên định kỳ, nhất là với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ, hãy thực hiện các biện pháp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, kết hợp với việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bạn tránh được các mối nguy hiểm do lượng ketone tăng cao gây ra. Chúc bạn khỏe mạnh. 

 

Bài viết liên quan

Zirconium là gì? Tính chất, vai trò và ứng dụng

Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.

0

Xem thêm

Scandium là gì? Tính chất, ứng dụng và tiềm năng của kim loại đất hiếm siêu nhẹ

Scandium – một nguyên tố ít được nhắc đến trong đời sống thường ngày – lại là “vật liệu vàng” trong mắt giới công nghệ cao. Dù thuộc nhóm đất hiếm, scandium lại thể hiện tính chất vật lý gần kim loại nhẹ và đóng vai trò then chốt trong hợp kim siêu bền, pin nhiên liệu và vật liệu tương lai. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về đặc điểm, ứng dụng công nghiệp và tiềm năng bùng nổ của scandium trong cách mạng vật liệu toàn cầu.

0

Xem thêm

Niobium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong ngành công nghiệp hiện đại

Niobium – nguyên tố kim loại tưởng chừng xa lạ – lại đóng vai trò thiết yếu trong các công nghệ hiện đại nhất thế giới, từ hợp kim siêu bền cho ngành hàng không, hệ thống đường ống dầu khí, cho đến siêu dẫn lượng tử và thiết bị điện tử cao cấp. Dù trữ lượng không nhiều, niobium được coi là kim loại chiến lược mà nhiều quốc gia đang tranh giành để đảm bảo an ninh công nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá từ tính chất, nguồn gốc, ứng dụng cho đến tiềm năng phát triển vượt bậc của nguyên tố Niobium.

0

Xem thêm

Selenium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò thiết yếu trong công nghiệp và sức khỏe

Selenium – hay còn gọi là Selen – là một nguyên tố hóa học độc đáo: vừa là vật liệu công nghiệp quan trọng, vừa là vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sống, nhưng cũng có thể trở thành chất độc nếu vượt quá liều lượng. Được sử dụng trong thủy tinh, chất bán dẫn, pin mặt trời, nông nghiệp và y học, selenium hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ đặc tính hóa học, nguồn gốc đến các ứng dụng và tác động của selenium trong nhiều lĩnh vực.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0915 866 828

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Tống Nhuận : 0915 866 828 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544