• Thời gian đăng: 13:56:18 PM 21/06/2021
  • 0 bình luận

Tìm hiểu về kim loại bạc và những ứng dụng quan trọng của chúng

Bạc là một kim loại vô cùng gần gũi trong cuộc sống của chúng ta, nó hiện hữu ở bất cứ nơi đâu từ đồ trang trí, trang sức hay các vật tư… Vậy, bạn đã hiểu tính chất nổi bật, khối lượng riêng của bạc hay các ứng dụng của chúng hay chưa? Cùng VietChem theo dõi chi tiết qua bài viết sau. 

1. Nguyên tố bạc là gì? 

Bạc là một nguyên tố hóa học, nó có ký hiệu Ag và số hiệu nguyên tử bằng 47. 

Dù không phải là một kim loại hoạt động hóa học, thế nhưng nó lại bị tấn công bởi axit nitric để tạo thành nitrat và axit sunfuric đậm đặc nóng.

Đây là chất có độ dẫn điện cao nhất trong tất cả các kim loại, nhưng không được ứng dụng trong lĩnh vực điện bởi chi phí lớn hơn so với một số kim loại khác. 

Nguyên tố bạc là gì

Nguyên tố bạc là gì

>>>XEM THÊM:Các loại nấm mốc thường gặp và cách làm sạch đơn giản tại nhà

2. Tính chất lý hóa của bạc 

2.1 Tính chất vật lý 

  • Đây là chất có tính mềm, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng. 
  • Có màu trắng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
  • Khối lượng riêng của bạc: 10,49 g·cm−3.
  • Trọng lượng riêng của bạc: 
  • Nhiệt độ nóng chảy: 960,50C.
Tính chất vật lý của bạc

Tính chất vật lý của bạc

2.2 Tính chất hóa học của bạc

Bạc là một chất kém hoạt động, nhưng ion Ag+ lại có tính oxi hóa mạnh, có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V). Sau đây là những tính chất hóa học nổi bật của chúng: 

Có tác dụng với phi kim

  • Dù ở nhiệt độ cao, bạc cũng không bị oxi hóa trong không khí.
  • Tác dụng với ozon với phương trình phản ứng sau: 

     2Ag + O3 → Ag2O + O2 

Tác dụng với axit

  • Không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3, H2SO4 đặc, nóng. Phương trình phản ứng: 

3Ag + 4HNO3 (loãng)  →  3AgNO3 + NO  + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng)  →  Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

Tác dụng với các chất khác

Khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua, chúng sẽ có màu đen bởi xảy ra phản ứng sau: 

4Ag + 2H2S + O2 (kk)  → 2Ag2S + 2H2O

 Có tác dụng với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O→ 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2  → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

3. Điều chế bạc như thế nào? 

Bạc hiện nay được sản xuất trong quá trình làm tinh khiết bằng điện phân.

4. Những ứng dụng quan trọng của bạc trong cuộc sống, sản xuất 

Bạc là một chất được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay bởi chúng cũng như các sản phẩm từ chúng mang lại rất nhiều vai trò quan trọng trong cuộc sống, đa lĩnh vực. Cụ thể như sau: 

  • Nó như một kim loại quý và các muối halôgen. 
  • Còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phim ảnh.
Bạc sử dụng rộng rãi trong phim ảnh

Bạc sử dụng rộng rãi trong phim ảnh

  • Hiện nay các sản phẩm điện tử và điện trong đó cần có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi chúng bị xỉn.
  • Các loại gương được làm từ chất này cần tính phản xạ cao của bạc đối với ánh sáng, là một vật liệu phản xạ ánh sáng. 
  • Nhờ vẻ đẹp nổi bật mà nó là đồ trang sức và đồ bạc rất được ưa chuộng. 
  • Được sử dụng nhiều hiện nay để làm que hàn, công tắc điện cũng như các loại pin có dung tích lớn.
  • Sulfua bạc hay bạc Whiskers được tạo thành khi các tiếp điểm điện, được sử dụng trong khí quyển giầu sulfua hiđrô.
  • Fulminat bạc - Một hợp chất quen thuộc là một chất nổ mạnh.
  • Clorua bạc có tính trong suốt, nó được sử dụng như chất kết dính cho các loại kính.
  • Iốtđua bạc được sử dụng giúp tụ mây để tạo mưa nhân tạo.
  • Được sử dụng làm cực dương (anos) trong các pin đồng hồ (Oxit bạc). 

5. Một số thông tin thú vị về bạc có thể bạn chưa biết 

5.1 Bạc - Kim loại lấp lánh số 1

Đây là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm và có khả năng dẫn nhiệt và điện cao. Nó vô cùng lấp lánh, có khả năng phản chiếu 95% ánh sáng khả kiến. Thế nhưng, nó lại phản chiếu không tốt với những bức xạ ngoài vùng cực tím.

Bạc - Kim loại lấp lánh số 1

Bạc - Kim loại lấp lánh số 1

5.2 Bạc có độ dẫn điện tốt nhất 

  • Trong các kim loại, bạc dẫn điện tốt nhất tiếp theo đến các kim loại: đồng, vàng, nhôm, natri, wolfram… 
  • Tuy nhiên, vì giá thành khá cao nên chúng không được sử dụng để làm dây dẫn điện như đồng.

5.3 Bạc có tính sát khuẩn cao

Có thể nhiều người chưa biết, nó có  tính sát trùng và có thể giúp diệt một số vi khuẩn gây hại. Nó được sử dụng để ngăn nhiễm khuẩn do các vết thương từ hàng trăm năm trước, bởi ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được đến 260 loại vi trùng, vi khuẩn, nấm... với nồng độ chỉ 0,1-0,01mg/l.

6. Những ảnh hưởng của bạc đến sức khỏe con người 

Mặc dù mang đến nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nhưng bạc và các chất từ nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng, tiếp xúc. Chính vì thế cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn nhất: 

  • Muối bạc hòa tan, đặc biệt là AgNO3 có thể gây chết người ở nồng độ lên tới 2g (0,070 oz). 
  • Khi chúng tiếp xúc với mắt có thể gây tổn thương giác mạc nghiêm trọng. 
  • Còn nếu tiếp xúc với da có thể gây kích ứng da, tình trạng này xảy ra nhiều lần và kéo dài với da có thể gây viêm da dị ứng.
  • Khi hít phải gây chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc kích thích hô hấp, với nồng độ cực cao có thể gây buồn ngủ, nhầm lẫn, bất tỉnh, hôn mê hoặc nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong.
  • Chất lỏng hoặc hơi bạc có thể gây kích ứng da, mắt, cổ họng hoặc phổi. 
  • Nếu nuốt phải: Có thể gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Chọc hút vật chất vào phổi có thể gây viêm phổi, thậm chí gây tử vong.

Mong rằng với bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tính chất đặc trưng, khối lượng riêng của bạc cùng những ứng dụng quan trọng của chúng trong cuộc sống hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc hay ý kiến nào, bạn hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được VietChem giải đáp nhanh nhất. 

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544