• Thời gian đăng: 11:47:36 AM 26/12/2023
  • 0 bình luận

Khối lượng riêng của đồng và những điều cần biết về kim loại này

Khi tìm hiểu về đồng, khối lượng riêng của đồng chính là yếu tố cần chú ý xem xét. Trong bài viết này, Viet Chem sẽ giúp bạn hiểu hơn về đồng và ứng dụng, điểm cơ bản của kim loại này.

1. Đôi nét về kim loại đồng

Kim loại đồng có ký hiệu hoá học là Cu với số nguyên tố 64. Nó là một kim loại xuất hiện trong tự nhiên, chúng thường được sử dụng trực tiếp hoặc nung chảy từ quặng đồng.

khoi-luong-rieng-cua-dong-1

Ảnh 1: Đồng là một kim loại chuyển tiếp, được biết đến từ lâu trong lịch sử

Đồng được nhận diện bằng những đặc điểm trong hoá học như sau:

  • Số nguyên tử: 29
  • Điểm sôi: 2.562 độ C
  • Trọng lượng của nguyên tử đồng là 63,546
  • Điểm nóng chảy của nó là 1.085 độ C
  • Đặc điểm: chất rắn
  • Cấu trúc tinh thể đồng: ở dạng tâm diện lập phương

Đồng là một kim loại chuyển tiếp nên mang những đặc điểm của kim loại chuyển tiếp. Từ khoảng những năm 8.000 trước công nguyên, đồng đã được con người tìm đến và sử dụng trong nhiều công việc của cuộc sống.

Hiện tại, đồng là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề nhờ tính dẻo, khả năng dẫn nhiệt dẫn điện tốt. Nó có thể dùng làm dây điện, dây cáp, dây điện thoại, các vật liệu khác nhau ứng dụng trong xây dựng…

2. Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?

Hiện tại, khối lượng riêng của đồng đã được các nhà khoa học xác định rõ ràng là bằng 8,96 g/cm³. Đồng có thể nhận diện dễ dàng qua sắc vàng chuyển đỏ đặc trưng và rất dẻo. Các thanh đồng có thể dễ dàng được uốn nhẹ bằng tay không mà không gặp khó khăn gì.

khoi-luong-rieng-cua-dong-2

Ảnh 2: Khối lượng riêng của đồng đã được các nhà khoa học xác định từ lâu

Ngoài khối lượng riêng, kim loại đồng còn được nhận diện thông qua những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Nhiệt dung riêng của kim loại đồng là 380J/kg.K
  • Trọng lượng riêng của đồng = khối lượng riêng = 8,96 g/cm³

3. Đơn vị đo khối lượng riêng của đồng là gì?

Trong hệ đo lường quốc tế, khối lượng riêng của vật chất trong thực tế được tính theo đơn vị kilogam/ m khối. Hiện tại, hầu hết các vật chất cơ bản, nguyên tố đều đã xác định được khối lượng riêng của nó.

4. Công thức tính khối lượng riêng của đồng là gì?

Để tính khối lượng riêng của đồng hay bất kỳ vật chất gì, chúng ta đều sử dụng công thức quen thuộc dưới đây:

D= m/V

Các đại lượng trong đó sẽ được tính như sau:

  • D: khối lượng riêng của vật trong đó
  • m: khối lượng của vật
  • V: thể tích của vật đó

Thông qua công thức này, bạn có thể dễ dàng tính được khối lượng riêng của đồng khi biết các đại lượng còn lại. Và ngược lại, khi biết được thể tích, khối lượng của khối đồng bạn cũng có thể nhận diện và tính toán những đại lượng còn lại.

5. Cách xác định khối lượng riêng của đồng

Như đã nói, khối lượng riêng của đồng đã được tính toán và xác định là 8,96 g/cm³. Con số này là quy ước chung, nhưng trong điều kiện thực tế do lượng tạp chất hay điều kiện tồn tại mà khối lượng riêng của nó có thể thay đổi đôi chút.

Khi đó, nếu muốn xác định chính xác khối lượng riêng của đồng trong một điều kiện thực tế, các nhà nghiên cứu sẽ áp dụng các phương thức sau đây:

5.1. Xác định, tính toán khối lượng riêng với lực kế

Lực kế là dụng cụ được dùng rất nhiều trong việc tính toán khối lượng, trọng lượng của vật. Đặc biệt dụng cụ này còn có thể dùng để xác định thể tích của vật đồng thời. Chính vì vậy, chỉ cần dụng cụ này là bạn có thể tính toán được khối lượng riêng của đồng và nhiều vật chất khác trong thực tế là bao nhiêu.

5.2. Sử dụng tỷ trọng kế để tính toán khối lượng riêng của đồng

khoi-luong-rieng-cua-dong-3

Ảnh 3: Có nhiều cách khác nhau để bạn xác định khối lượng riêng của đồng trong điều kiện phòng thí nghiệm

Tỷ trọng kế là dụng cụ thí nghiệm điển hình dễ dàng tìm mua và sử dụng. Nó được làm bằng thuỷ tinh với hình trụ, có gắn quả bóng ở một đầu. Bên trong tỷ trọng kế có chứa thuỷ ngân hoặc một kim loại nặng. Nó có tác dụng giữ tỷ trọng kế thẳng đứng để xác định các đại lượng cần thiết.

6. Các ứng dụng của đồng và hợp kim của đồng

6.1. Ứng dụng đồng trong điện lực

Đồng có tính dẫn điện tốt nên nó thường được dùng làm dây dẫn. Nhờ khả năng chống ăn mòn cao, dây dẫn điện bằng đồng có thể sử dụng ở ngoài trời, dẫn điện ngầm dưới đất…

6.2. Ứng dụng của kim loại đồng trong cuộc sống

Kim loại đồng rất linh hoạt, mềm dẻo, chính vì vậy nó có thể dùng để làm đồ trang trí, làm kiến trúc… Trước đây kim loại đồng còn được sử dụng để làm nồi chảo, các vật dụng sử dụng trong gia đình…

6.3. Đồng và ứng dụng trong các ngành khác

khoi-luong-rieng-cua-dong-4

Ảnh 4: Kim loại đồng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua và vẫn chưa bị thay thế do có nhiều ưu điểm

Đồng là một vật liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất máy tính, máy in, ti vi và thậm chí là các dòng điện thoại đời mới. Nó dùng làm bo mạch, châm điện, tản nhiệt, chất bán dẫn… Từ đó, đảm bảo hiệu suất hoạt động của các thiết bị hiện đại này với chi phí phải chăng.

Như vậy  là Vietchem đã giúp bạn tìm hiểu về các đặc điểm ứng dụng, khối lượng riêng của đồng. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hiểu thêm về hoá học ứng dụng.

Bài viết liên quan

Sóng viba là gì? Có gây hại cho sức khỏe không?

Sóng viba hay còn được gọi với tên gọi khác là vi sóng. Loại sóng này được ứng dụng phổ biến trong lò vi sóng - một thiết bị khá quen thuộc trong các gia đình Việt.

0

Xem thêm

Bước sóng là gì? 4 công thức tính cơ bản và ứng dụng của bước sóng

Bước sóng là gì? Khái niệm này xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực đó. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bước sóng hay những ứng dụng của nó.

0

Xem thêm

Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học cơ bản

Bảng độ âm điện là một yếu tố quan trọng để mọi người so sánh được tính kim loại và phi kim loại của những nguyên tố hóa học. Nhưng bạn có biết độ âm điện cụ thể đầy đủ của các nguyên tố như thế nào?

0

Xem thêm

Tổng hợp tính chất hóa học của Hidro trong nghiên cứu

Có những hợp chất mang đặc tính riêng khi sử dụng hoặc kết hợp với chất khác. Đặc biệt là Hidro là chất rất phổ biến xuất hiện trong thực tế nên được nhiều người nghiên cứu.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929