Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
N- Butanol là một loại dung môi hóa học được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm. Vậy loại dung môi này có gì đặc biệt, chúng có vai trò như thế nào trong đời sống? Hãy để VIETCHEM giải đáp giúp bạn những thắc mắc về loại dung môi này!
N- Butanol là một dung môi chất lượng cao, có mạch không ổn định với cấu trúc 4-carbon, công thức hóa học của nó là C4H9OH. Đồng phân của dung môi này bao gồm 2-butanol, tert-butanol và isobutanol. N-Butanol còn được biết đến với một số tên khác như: Butalcohol; Butanol; 1-Butanol; Butylic alcohol; Butyl alcohol; Butyl hydrate; Butyralcohol; Butyric alcohol; 1-Hydroxybutane; n-Propylcarbinol; Butyryl alcohol; n-Butyl alcohol. Butanol là một trong những nhóm “rượu xấu”, có nhiều hơn hai nguyên tử cacbon và tan đáng kể trong nước.
Dung môi này có tính bào mòn cao đối với một số loại cao su và nhựa. N-Butanol có thể trộn lẫn với nhiều loại dung môi hữu cơ, tuy nhiên lại không phù hợp để trộn lẫn với những chất oxi hóa mạnh. Ngoài được sử dụng như một dung môi trực tiếp thì N-Butanol còn đóng vai trò là chất trung gian trong sản xuất các hóa chất hữu cơ khác.
Cấu tạo phân tử của N-Butanol
2.1. Tính chất vật lý của N-Butanol
Trạng thái |
chất lỏng không màu |
Điểm nóng chảy |
-89,8 ° C (-129,6 ° F; 183,3 K) |
Nhiệt độ sôi |
117,7 ° C (243,9 ° F; 390,8 K) |
Độ hòa tan trong nước |
73 g L-1 ở 25 ° C |
Độ axit (pKa) |
16,10 |
Chỉ số khúc xạ (nD) |
1,3993 (20 ° C) |
Độ nhớt |
2,544 cP |
Mật độ tương đối |
0,809-0,811 g / cm 3 |
Độ tan trong nước |
77 g / l ở 20 ° C |
Áp suất hơi |
0.56 kPa ở 20 ° C |
Ngưỡng mùi |
15 ppm (trung bình) |
Flashpoint |
98 ° F (37 ° C) |
Có thể trộn với ethyl ether, etanol |
2.2. Tính chất hóa học của N-Butanol
- Butanol tác dụng với axit nitric:
HNO3 + C4H9OH → H2O + C4H9NO2
- Butanol phân hủy theo phương trình:
C4H9OH → C4H8 + H2O
Trong công nghiệp, để điều chế N- Butanol người ta sử dụng nguyên liệu hóa dầu propylen. Propylene được hydroformyl hóa thành butyraldehyde với sự có mặt của rhodium như một chất xúc tác đồng nhất (tương tự như chất xúc tác của Wilkinson). Sau đó butyraldehyde được hydro hóa để cho ra N-Butanol.
Ngoài ra, một lượng dung môi N-butanol có thể thu được trong tự nhiên nhờ quá trình lên men của đường và các carbohydrate khác.
- Dung môi N- Butanol thường được sử dụng để pha loãng sơn, hay trong một số ứng dụng lớp phủ khác như thuốc nhuộm, mực in,...
- Dung môi C4H9OH còn được dùng trong sản xuất vecni, long não, nhựa, thuốc nhuộm, dầu thực vật, sáp, chất béo, cao su, nhựa cánh kiến đỏ,...
Dung môi N- Butanol thường được sử dụng để pha loãng sơn
- N-butanol còn là chất trung gian trong quá trình sản xuất butyl acrylate, butyl acetate, , dibutyl sebacate, dibutyl phthalate, và những butyl ester, butyl ether khác như butyl glycol (BCS), butyl triglycol, butyl diglycol (DBG),...
- C4H9OH là chất trung gian trong sản xuất các chất như este của thuốc diệt cỏ, thuốc thú y, dược phẩm.
- Nó còn được dùng làm chất pha loãng, tác chất phản ứng trong sản xuất nhựa melamine formaldehyd và urea-formaldehyd.
- Trong sản xuất xi măng, N-butanol được dùng làm chất phụ gia để tăng độ mịn.
- Dung môi N-Butanol còn được dùng trong sản xuất kính an toàn, chất tẩy rửa, kính thủy lực.
N-butanol được dùng làm chất phụ gia để tăng độ mịn cho xi măng
- N- butanol có nguy cơ gây hỏa hoạn ở nồng độ 35 độ C, nó dễ cháy hơn so với dầu lửa hoặc dầu diesel nhưng so với những dung môi hữu cơ thông thường khác thì độ dễ cháy lại thấp hơn.
- Với cơ thể con người, N-butanol dễ dàng được hấp thụ qua phổi và đường ruột, đồng thời cũng có thể qua da. Độc tính của N-butanol tương đối thấp. Tuy nhiên, N-butanol sẽ gây khó chịu cho mắt nếu bị bắn vào. Không có hiện tượng nhạy cảm với da, chỉ khi tiếp xúc trực tiếp liên tục thì da có thể bị kích ứng. Hiện tượng kích thích đường hô hấp chỉ xảy ra ở nồng độ rất cao (> 2.400 ppm).
- Đối với môi trường: N-butanol có độ độc thấp đối với hệ sinh thái thủy sinh và động vật không xương sống. Dung môi này sẽ bị thủy phân nhanh chóng trong nước nên tiềm năng tích lũy sinh hóa của nó rất thấp.
N- butanol có nguy cơ gây hỏa hoạn ở nồng độ 35 độ C
- Cần bảo quản dung môi N-Butanol ở nơi khô thoáng, tránh xa các chất oxy hóa.
- Tuyệt đối tránh những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, gần nguồn nhiệt hay nơi có thể phát tia lửa.
- Nên chứa dung môi N-butanol trong các thùng phuy làm bằng thép cacbon, thép không gỉ hoặc nhôm.
Nên chứa dung môi N-butanol trong các thùng phuy làm bằng thép cacbon, thép không gỉ
Trên đây là những thông tin mà VIETCHEM muốn cung cấp cho bạn về dung môi N-butanol. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về loại dung môi này. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy để lại bình luận dưới bài viết, VIETCHEM sẽ giải đáp nhé!
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu về hóa chất công nghiệp thì hãy tham khảo sản phẩm qua website của VIETCHEM hoặc liên hệ số hotline: 0826 010 010 để nhận được sự hỗ trợ tư. Đến với VIETCHEM, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, VIETCHEM luôn tự hào vì sự hài lòng của nơi khách hàng và tin tưởng của đối tác.
Bài viết liên quan
Ammonium persulfate (APS) là một hợp chất hóa học quan trọng trong công nghiệp và nghiên cứu. Với tính chất oxy hóa mạnh, APS mang lại nhiều ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực từ xử lý nước, sản xuất polymer đến sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng hóa học.
0
Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hóa học độc đáo với nhiều ứng dụng quan trọng trong y học, công nghiệp, và khoa học đời sống. Với khả năng thẩm thấu mạnh mẽ, DMSO đã trở thành một dung môi và chất mang thuốc hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mọi khía cạnh liên quan đến DMSO, từ tính chất đến ứng dụng và cách sử dụng an toàn.
0
Styrene là một hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa và cao su tổng hợp. Với đặc tính dễ chế biến và khả năng ứng dụng đa dạng, styrene đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để sử dụng hợp chất này một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về tính chất, lợi ích, cũng như các rủi ro liên quan. Cùng khám phá chi tiết về styrene trong bài viết dưới đây!
0
Dichloromethane (DCM), hay methylene chloride, là một hóa chất công nghiệp quan trọng với nhiều ứng dụng trong sản xuất và nghiên cứu. Tuy nhiên, đi cùng những lợi ích là các nguy cơ độc hại đối với sức khỏe và môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về Dichloromethane, từ đặc điểm, công dụng đến các rủi ro và các lựa chọn thay thế thân thiện hơn.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Đào Phương Hoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0904 338 331
hoadao@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận