• Thời gian đăng: 22:15:28 PM 21/09/2021
  • 0 bình luận

Giữa pipet bầu và pipet vạch, loại nào chính xác hơn?

Pipet bầu và pipet vạch, loại nào chính xác hơn? Đây là câu hỏi không ít người thắc mắc khi nhắc đến các loại ống nhỏ giọt thông dụng dùng trong phòng thí nghiệm. Hãy cùng giải đáp vấn đề này với thông tin đã được VietChem tổng hợp trong bài viết sau nhé.

I. Pipet bầu là gì? Đặc điểm nổi bật

1. Pipet bầu là gì?

Pipet bầu là loại pipettes có cấu tạo dạng ống thủy tinh rỗng ruột với bầu tròn ở phần giữa pipet. Trên phần bầu tròn có ghi dung tích của sản phẩm. Nó thường có hai loại là 2 vạch và 1 vạch, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

Pipet bầu là gì?

Pipet bầu là gì?

2. Đặc điểm nổi bật

  • Thiết kế bầu lớn với thân mỏng dài, có các vạch mức
  • Chỉ số được hiệu chuẩn cho các thể tích đơn
  • Các thể tích dung dịch thông dụng: 10ml, 25ml, 50ml.
  • Chúng cho phép người dùng có thể đo một lượng dung dịch mẫu với độ chính xác cực cao, ứng dụng trong chuẩn bị dung dịch trong phòng thí nghiệm từ loại dung dịch gốc.

II. Pipet vạch là gì? Đặc điểm nổi bật

1. Pipet vạch là gì?

Pipet vạch hay pipet chia độ là loại ống dài được thiết vach mức với thể tích khác nhau đã hiệu chuẩn.

Pipet vạch là gì?

Pipet vạch là gì?

2. Đặc điểm nổi bật

  • Loại dụng cụ này cần nguồn chân không. Ban đầu, người ta phải dùng miệng để hút, sau đó đã sử dụng các nút cao su.
  • Chúng thường được làm từ chất liệu thủy tinh hoặc nhựa vô trùng. Vì vậy, sau khi dùng xong, có thể khử trùng, sau đó sử dụng kẹp nhỏ lấy bông ở đầu trên pipet ra. Tiếp theo, ngâm chúng vào trong dung dịch để tẩy rửa sạch ống, rồi rửa, sấy khô và đóng gói lại, tái sử dụng.

III. Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn?

Theo số liệu đã được thống kế thì có thể nói pipet bầu có độ chính xác hơn so với pipet vạch. Khi cho pipettes vạch hút dung dịch vào trong ống nghiệm thì không hút chính xác được định mức xác định của dung dịch vào ống nghiệm. Trong khí đó, pipettes bầu có thể thực hiện phân phối thể tích dung dịch với độ chính xác lên đến 4 chữ số có nghĩa.

Pipet bầu và pipet vạch, loại nào có độ chính xác cao hơn?

Pipet bầu và pipet vạch, loại nào có độ chính xác cao hơn?

IV. Một số loại pipet được sử dụng phổ biến hiện nay

- Pipet Pasteur (pipettes nhỏ giọt)

  • Đây là loại pipet rất phổ biến, gồm có 2 loại chính là loại thủy tinh có quả bóp bằng cao su và loại bằng nhựa
  • Sau khi sử dụng xong sản phẩm này có thể thực hiện khử trùng rồi bỏ hoặc làm sạch chúng, kéo lại đầu hút và làm kín bằng nhiệt để tái sử dụng

- Pipet chia vạch

- Pipet bán tự động (còn gọi là Micropipet)

  • Nó có khả năng chuyển một thể tích từ 0,1µl tới 1000µl (1ml). Dụng cụ này cần có đầu tuýp sử dụng một lần, bộ phận đó sẽ tiếp xúc với chất lỏng
  • Chúng gồm hai loại là loại cố định 1 thể tích nhất định và loại không cố định thể tích hút mà ta có thể thực hiện điều chỉnh lượng hút bằng việc vặn núm điều chỉnh về lượng hút cần dùng.

- Pipet tự động

  • Đây là loại điện tử dùng năng lượng pin hoặc điện để điều khiển. Chúng cho độ chính xác cao và việc hút thả hoàn toàn tự động
  • Loại pipet này thường gồm một hoặc nhiều đầu hút cùng lúc.
Có rất nhiều loại pipet tùy theo nhu cầu, điều kiện và mục đích sử dụng

Có rất nhiều loại pipet tùy theo nhu cầu, điều kiện và mục đích sử dụng

V. Hướng dẫn sử dụng các loại pipet cụ thể

1. Pipet Pasteur

1.1. Cách sử dụng

  • Chỉ cần thực hiện bóp trước một lực nhỏ tại phần đầu cao su hoặc đầu nhựa, sau đó tiến hành nhúng vào trong dung dịch cần hút và thả tay ra để hút dung dịch lên.
  • Tiếp theo nhỏ dung dịch ra bằng cách bóp từng lục nhỏ để các giọt nhỏ được đẩy xuống

1.2. Lưu ý

  • Nếu trong pipet có bọt cần nhả ra hết
  • Bóp đầu cao su hoặc nhựa một cách nhẹ nhàng để thả từng giọt một xuống
  • Đảm bảo cho pipet luôn ở thế thẳng đứng

2. Pipet chia vạch

2.1. Pipet chia vạch chất liệu thủy tính

  • Dùng tay thuận để cầm lấy pipet bằng ngón cái và ngón giữa, ngón trỏ bịt đầu dụng cụ
  • Sử dụng quả bóp hoặc vật trợ để hút dung dịch vào pipet cho tới vạch cần lấy
  • Bỏ quả bóp cao su ra và bịt lại phần trên bằng ngón tay trỏ
  • Cầm dụng cụ theo thế thẳng đứng rồi nhẹ nhàng mở ngón trỏ để điều chỉnh về vạch 0 hay vạch cần lấy
  • Thả dụng dịch vào bình hay ống nghiệm tới vạch xác định
  • Tùy theo loại pipet có thể thả hết toàn bộ hay thả đến vạch dưới hoặc thổi sau khi thả

2.2. Pipet chia vạch bằng nhựa đã được vô trùng

  • Có cách sử dụng nhựa loại chia vạch chất liệu thủy tinh nhưng sau khi sử dụng xong cần rửa sạch, sấy và hủy

2.3. Lưu ý

  • Chọn pipettes phù hợp với lượng dung dịch cần hút, không dùng sản phẩm bị nứt, sứt mẻ
  • Cắm sâu đầu dưới của dụng cụ vào dung dịch. Dung dịch cần hút tại vật chứa có dung tích lớn cần được chuyển ra vật chứa khác có thể tích dung dịch nhỏ hơn, phần còn lại sau khi đã dùng pipet để lấy không đổ lại vào chai gốc
  • Hút tráng dụng cụ ít nhất hai lần bằng loại dung dịch cần hút rồi mới sử dụng đê hút
  • Luôn giữ tư thế thẳng đứng khi cho dung dịch chảy từ ống nhỏ giọt vào vật chứa, đầu dưới của nó chạm vào thành bình hứng để trong trạng thái nghiêng
  • Cho dung dịch chảy tự do xuống bình chứa
  • Rửa sạch pipettes và thực hiện các quy trình cần thiết để tái sử dụng

3. Pipet bán tự động

3.1. Với dung dịch có độ nhớt thấp

  • Cài đặt thể tích cần hút
  • Cắm đầu côn (tip) vào đầu của pipet
  • Cầm dụng cụ dọc theo chiều hút vào chất lỏng. Luôn giữ nó trong tư thế thẳng đứng khi thực hiện quá trình
  • Ấn piton từ từ xuống nấc 1 sau đó thả ra từ từ để chất lỏng được hút vào trong tip
  • Ấn từ từ piton xuống dưới nấc 1 rồi ấn tiếp xuống nấc 2 để chất lỏng có thể được đẩy ra khỏi tip. Nên để cho đầu tip chạm vào thành bình và đảm bảo cho dụng cụ luôn giữ theo thế thẳng đứng

3.2. Với dung dịch có độ nhớt cao

  • Cài đặt thể tích cần hút
  • Căm típ vào trong đầu pipet và ấn piton xuống nấc 2
  • Cắm đầu côn xuống bề mặt của chất lỏng rồi từ từ thả piton ra để chất lỏng vào trong típ
  • Nhấc pipet ra khỏi bình chứa và nên chạm tip vào thành bình để có thể loại bỏ dung dịch thừa
  • Thực hiện đưa pipet theo chiều thẳng đứng vào trong bình nhận, ấn từ từ piton xuống nấc 1 để thả dung dịch vào trong bình nhận

3.3. Lưu ý

  • Không dùng trong hút lượng dung dịch nằm ngoài khoảng giá trị cho phép hút của dụng cụ
  • Hút đủ lượng dung dịch cần lấy trong một lần
  • Pipet càng lớn thì tỷ lệ sai số càng nhiều. Do vậy nên chọn loại phù hợp với dung tích cần hút
  • Độ nhúng sâu của ống nhỏ giọt chỉ nên nằm trong khoảng 1-3mm, tính từ đầu tip tới bề mặt của chất lỏng cần chuyển

4. Pipet tự động hoàn toàn

4.1. Cách sử dụng

  • Cài đặt dung tích cần hút
  • Lắp đầu tip, có thể thực hiện lắp nhiều đầu tip vào nhiều vị trí
  • Cắm dụng cụ vào trong dung dịch cần hút, ấn nút hút lên, máy sẽ tự động hút theo đúng lượng đã cài đặt
  • Đặt vào bình nhận, nhấn nút và dung dịch sẽ được thả ra

4.2. Lưu ý

  • Cài đặt thể tích cần hút trong khoảng cho phép và cần thiết
  • Lưu ý đến nguồn năng lượng cung cấp cho dụng cụ trước khi sử dụng
  • Gắn chặt các đầu côn tránh hở gây tình trạng hút sai thể tích
  • Hiệu chuẩn định kỳ dụng cụ
Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm đơn giản, chính xác

Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm đơn giản, chính xác

VII. Gợi ý địa chỉ mua pipet uy tín, giá tốt nhất hiện nay?

Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ cung cấp pipet uy tín thì VietChem sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Tại đây có đa dạng các loại pipet đảm bảo chất lượng, được nhập khẩu từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể yên tâm về mặt giá cả cùng các dịch vụ kèm theo.

Mọi thắc mắc về giá cả, thông tin sản phẩm pipet, quý khách vui lòng gọi đến hotline 0826 010 010 hoặc liên hệ qua website vietchem.com.vn để VietChem có thể hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hiệu quả nhất

Đến đây có lẽ bạn đọc đã hiểu hơn về pipet bầu và pipet vạch rồi phải không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, quý bạn đọc hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với VietChem nhé.

Bài viết liên quan

Giày bảo hộ lao động là gì? Cấu tạo và vai trò

Giày bảo hộ lao động là trang thiết bị bảo hộ lao động quan trọng để bảo vệ đôi chân khi làm việc trong môi trường có nhiều nguy hiểm. Vậy giầy bảo hộ lao động có những đặc điểm gì nổi bật?

0

Xem thêm

Chất chống dính khuôn là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng?

Chất chống dính khuôn được sử dụng rộng rãi trong việc đúc khuôn ngăn ngừa sản phẩm kết dính vào nhau. Vậy chất chống dính khuôn là gì? Tác dụng và ứng dụng trong sản xuất

0

Xem thêm

Sodium sulfite là gì? Tính chất, đặc điểm, ứng dụng trong đời sống

Sodium sulfite là hợp chất muối vô cơ có màu trắng rất dễ tan trong nước. Hiện nay Natri sulfit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất khác nhau như dệt nhuộm, sản xuất giấy, sản xuất hợp chất vô cơ, thuốc nổ, chất bảo quản...

0

Xem thêm

Ammonium acetate là gì? Tính chất lý hóa và khả năng gây độc?

Ammonium Acetate là một hóa chất được sử dụng để điều chỉnh độ chua của thực phẩm, thuốc thử trong sắc ký và sinh học phân tử... Vậy công thức và cấu trúc của nó là gì? Tính chất vật lý và hóa học? Ứng dụng?

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929