• Thời gian đăng: 11:33:26 AM 20/05/2022
  • 0 bình luận

Tia hồng ngoại là gì? Phân loại, ứng dụng của tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại được phát hiện từ đầu thế kỉ 19 và đã được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, điện tử và quân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tia hồng ngoài là gì? ứng dụng của tia hồng ngoại? Đặc điểm, phân loại? Tất cả các vấn đề xoay quanh về ánh sáng hồng ngoài sẽ được VietChem chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

1. Tia hồng ngoại là gì?

tia-hong-ngoai-la-gi-2

Ánh sáng hồng ngoại từ hệ mặt trời

Tia hồng ngoại hay còn được gọi là sóng hồng ngoại, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng hồng ngoại,.. Trong vật lý quang học, tia hồng ngoại là những bức xạ có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được. Bước sóng hồng ngoại nằm trong khoảng 700 nm – 1mm, tần số 300 GHz – 300 MHz, năng lượng của photon dao động trong khoảng 1.24 meV – 1.7 eV. Như vậy, với bước sóng dài thì mắt thường sẽ không thể nhìn thấy tia hồng ngoại được.

2. Phân loại tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại được phân loại dựa vào bước sóng và được chia thành 3 vùng hồng ngoại: Hồng ngoại gần, hồng ngoại giữa và hồng ngoại tuyến xa.

tia-hong-ngoai-la-gi-5

Hình ảnh dải sóng phân loại tia hồng ngoại

>>>XEM THÊM:Nấm white fungus là gì? Công dụng dưỡng nhan của nấm white fungus

2.1. Tia hồng ngoại gần

  • Kí hiệu: NIR được chia làm hai loại IR – A và IRB
  • Bước sóng nm IR-A: 0,78 - 1,4, phần sóng ngắn, ranh giới 780 nm, xác định theo thị giác của con người đối với phổ ánh sáng mặt trời. Phim chụp ảnh có thể hấp thụ dải này với hồng ngoại là 0,7-1,0 µm
  • Bước sóng nm IR-B: 1,4 -3,0, phần sóng dài, ranh giới được coi là vùng hấp thụ mạnh của nước là 1,45 μm
  • Nhiệt độ theo phân bố WIEN: >3700 oK

2.2. Tia hồng ngoại giữa

  • Kí hiệu: IR-C
  • Bước sóng nm: 3-50, với phạm vi của các bức xạ ở nhiệt độ trên bề mặt
  • Nhiệt độ theo phân bố WIEN: 1000 - 60oK

2.3. Tia hồng ngoại xa

  • Kí hiệu: IR-C
  • Bước sóng nm: 50-1000, Khí quyển hấp thụ mạnh, ranh giới đối với vùng vi sóng là các bức xạ vũ trự 3° Kelvin có thể nhìn thấy
  • Nhiệt độ theo phân bố WIEN: < 3° K

tia-hong-ngoai-la-gi-9

Hình ảnh sóng hồng ngoại 

3. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là gì?

  • Tia hồng ngoại có đặc điểm là sóng điện từ, có tính chất tuân theo quy định luật là truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
  • Đặc trưng nổi bật là tá dụng nhiệt nên có tên gọi khác là tia nhiệt.
  • Sóng hồng ngoại không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn thấy khi chúng chịu tác dụng nhiệt, cho phép nhìn thấy sóng hồng ngoại phát ra từ các vật thể ấm áp như người và động vật.
  • Hồng ngoại có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt
  • Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần
  • Tuân theo quy định: Truyền thẳng, phản xạ và gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.

tia-hong-ngoai-la-gi-4

Hình ảnh thể hiện rõ bước sóng hồng ngoại

Đây là hình ảnh về thang sóng tập hợp các loại sóng điện từ được sắp xếp theo thứ tự từ bước sóng tăng dần.

  • Bước sóng của tia UV ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím
  • Bước sóng tia hồng ngoại sẽ dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ
  • Tia UV có năng lượng mạnh, mạnh hơn rất nhiều so với sóng hồng ngoại bởi vì tia UV có bước sóng ngắn hơn.

4. Ứng dụng của tia hồng ngoại

tia-hong-ngoai-la-gi-6

Tác dụng ánh sáng hồng ngoại trong cuộc sống

4.1. Đo nhiệt độ

Ứng dụng tia hồng ngoại phổ biến để đo nhiệt độ của vật từ xa, bạn có thể nhận thấy các bản đồ nhiệt độ phổ biến đó chính là ứng dụng của ánh sáng hồng ngoại. Với việc ứng dụng đo nhiệt độ này, tia hồng ngoại sẽ được sử dụng phổ biến trong quân sự nhằm xác định mục tiêu vào ban đêm. Đôi khi cứng được ứng dụng để đo nhiệt độ trong công nghiệp.

4.2. Phát nhiệt

Ở một số phòng tắm hơi, tia hồng ngoại dùng để sưởi ấm rất hiệu quả. Với ứng dụng này, các máy bay cũng đã sử dụng đèn hồng ngoại để làm tan tuyến trên cánh máy bay để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ ứng dụng phát nhiệt của ánh sáng hồng ngoại thông qua ánh sáng mặt trời.

4.3. Quốc phòng

Trong quốc phòng, tia hồng ngoại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, những loại vũ khí, tên lửa hiện đại được lắp đầu dẫn ống hồng ngoại, như vậy cho phép người sử dụng có thể tìm chính xác mục tiêu.

4.4. Điện tử điều khiển

  • Điều khiển tư xa: tivi, quạt, đèn, âm thanh, ..
  • Cảm biến hồng ngoại: Xuất hiện ở trung tâm thương mại, nhà hàng, sân bay
  • Phụ kiện điện tử: Máy vi tín,đèn LED,..
  • Truyền thông: Viễn thông cáp quang được sử dụng tia hồng ngoại để truyền tải thông tin
  • Thiết bị nhìn đêm: Camera hồng ngoại, ống nhòm, …

4.5. Nghiên cứu thiên văn

Trong thiên văn học, ánh sáng hồng ngoại có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu các đối tượng lạnh có nhiệt độ dưới 1.000° K, khó nhìn thấy trong vùng quang phổ khác.

4.6. Bảo mật

Tia hồng ngoại được ứng dụng trong việc kiểm tra tiền và những dữ liệu của hộ chiếu, chứng chỉ ngân hàng, nhưng mức độ an toàn không bằng tia tử ngoại. Ngoài ra, sóng hồng ngoại còn được ứng dụng trong ngành thẩm mỹ làm đẹp, xông hơi,...

5. Tác hại của tia hồng ngoại là gì?

Những tác hại của tia hồng ngoại đối với con người

Những tác hại của sóng hồng ngoại đối với con người

Ngoài những tác dụng của tia hồng ngoại thì chúng cũng mang đến những tác hại mà chúng ta cần phải lưu ý:

5.1. Gây hại cho da

Nếu tiếp xúc với tia hồng ngoại mức độ lớn có thể gây ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe của con người. Ví dụ như làm tổn thương da và các mô.

5.2. Gây hại cho mắt

Mắt tiếp xúc với tia hồng ngoại trong một thời gian dài có thể gây tổn thương mắt, đặc biệt là những người tiếp xúc với ánh sáng hồng ngoại thường xuyên. Nghiêm trọng có thể làm hỏng thủy tinh thể, giác mạc của mắt, đó là lý do vì sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời.

5.3. Gây hiệu ứng nhà kính

Khi trong không khí trên bề mặt trái đất có nồng độ hơi nước cao, những loại bức xạ hồng ngoại này sẽ giữ lại gần mặt đất gây hại cho hệ sinh vật sống trên trái đất.

6. Dụng cụ đo nhiệt độ hồng ngoại

  • Súng Đo Nhiệt Độ Bằng Hồng Ngoại Extech 42509
  • Súng đo nhiệt độ bằng hồng ngoại Extech 42512
  • Nhiệt Kế Hồng Ngoại HI99550-00 Hanna
  • Máy đo nhiệt độ hồng ngoại GM320 Benetech
  • Máy đo nhiệt độ hồng ngoại GM 1150 Benetech
  • Máy đo nhiệt độ bằng hồng ngoại TFI 54 Ebro
  • Máy đo nhiệt độ bằng hồng ngoại và đầu đo bằng thép không gỉ TLC 750i Ebro

tia-hong-ngoai-la-gi-8

Súng đo nhiệt độ tia hồng ngoại

Tia hồng ngoại xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, nó mang đến những lợi ích cũng như tác hại đến cuộc sống của chúng ta. Nắm bắt được những đặc điểm của tia hồng ngoại là gì sẽ giúp chúng ta ứng dụng vào cuộc sống hiệu quả, hạn chế được những tác hại mà chúng đem lại. Quý khách đang nhu cầu muốn mua và sử dụng các loại dụng cụ đo nhiệt độ hồng ngoại hãy truy câp website vietchem.com.vn để được báo giá tốt nhất.

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phương Hoa : 0904 338 331 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544