Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963029988 KV. TP.HCM: 0826050050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963029988 KV. TP.HCM: 0826050050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826020020 KV. Phía Nam: 0825250050
Tia X có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như dùng trong máy phân tích, kiểm tra an ninh, trong y học… Việc sử dụng tia X trong phương pháp chụp X-quang đã mang lại bước tiến mới cho ngành y học hiện đại. Vậy hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu những thông tin thú vị về tia X là gì và ứng dụng của nó trong cuộc sống qua bài viết dưới đây nhé.
Tia X có bản chất là một dạng sóng điện từ, được phát ra khi chùm tia electron đập vào vật rắn. Tia X còn có tên gọi khác là tia Rontgen, mang tên nhà khoa học tìm ra nó.
Tia X được phát hiện vào năm 1895 qua thí nghiệm của nhà vật lý học người Đức Wilhelm Röntgen. Ông muốn kiểm tra xem liệu tia cathode có thể đi qua tấm kính được hay không. Khi cho 1 ống cathode hoạt động, ông phát hiện ra có một bức xạ mắt thường không thấy được phóng ra từ vỏ thủy tinh đối diện với cathode. Ông gọi chúng là tia X vì sự bí ẩn chưa được khám phá ra. Nhờ phát hiện này và quá trình nghiên cứu không mệt mỏi để tìm ra bí mật của tia X đã mang lại cho ông giải Nobel vật lý đầu tiên năm 1901.
Để tạo ra tia X cần sử dụng ống Cu-lit-gơ làm nguồn phát. Quá trình tạo ra tia X gồm có:
Qua quá trình đó đã tạo ra 2 dạng tia X là ‘bức xạ hãm’ và tia X đặc trưng:
Tia X có những tính chất đặc trưng như là:
Bước sóng và năng lượng:
Tính truyền thẳng và khả năng đâm xuyên:
Tia X truyền thẳng theo mọi hướng và có khả năng đâm xuyên qua mọi vật chất, kể cả cơ thể con người hay những vật có khả năng chắn sáng thông thường như gỗm thủy tinh, kim loại mỏng… Khi tia X có bước sóng ngắn, cho mức năng lượng lớn thì khả năng xuyên qua càng tăng.
Khả năng bị hấp thụ:
Khi tia X đâm xuyên qua các vật cường độ của chúng bị giảm do một phần năng lượng của chúng bị hấp thụ. Tính chất này của tia X đã được ứng dụng làm cơ sở cho phương pháp chẩn đoán hình ảnh X-quang. Mức độ hấp thụ của tia X tỉ lệ thuận với:
Tính chất quang học: Tia X có đầy đủ các tính chất quang học như khả năng khúc xạ, tán xạ, phản xạ, nhiễu xạ. Có khả năng làm phát quang một số chất.
Khả năng mắt người nhìn thấy: Mắt người không có khả năng nhìn thấy tia X do chúng là tia bức xạ mạnh, bước sóng lớn hơn dải ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được.
Tác dụng sinh học:
Tia X có tác dụng sinh học mạnh mẽ. Do bước sóng ngắn nên chúng có năng lượng lớn nên khi hấp thụ vào cơ thể chúng có khả năng gây ion hóa và gây biến đổi DNA trong phân tử trong tế bào sống. Điều đó làm tăng nguy cơ đột biến, xuất hiện ung thư.
Tia X được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với y học. Các ứng dụng của tia X gồm có:
Tia X có bước sóng ngắn, năng lượng lớn nên chúng có thể xuyên qua các mô trong cơ thể như da, cơ và cả mô cứng như xương. Đồng thời khi đi qua chúng bị hấp thụ lại 1 phần. Nhờ tính chất này mà tia X được sử dụng trong máy chụp X-quang giúp chẩn đoán hình ảnh chính xác, tạo một bước tiến vượt bậc cho y tế. Nó giúp nhìn rõ cấu trúc các mô trong cơ thể, giúp việc chẩn đoán và điều trị một cách nhanh chóng mà không làm bệnh nhân đau đớn.
Việc dùng tia X để chẩn đoán hình ảnh hiệu quả khi xác định các bệnh lý trên xương và các mô trên cơ thể. Khi khảo sát trên ngực có thể phát hiện ra bệnh viêm phổi, ung thư phổi; ở bụng có thể giúp chẩn đoán bệnh tắc ruột, tràn dịch, tràn khí… Các thiết bị ứng dụng tia X trong y tế như máy chụp X-quang, chụp CT, PET-CT…
Ngoài ra tia X còn được dùng trong xạ trị để điều trị các tế bào ung thư nông.
Tia X được sử dụng trong các nghiên cứu về cấu trúc tinh thể. Phổ tán sắc năng lượng tia X (viết tắt là EDS - Energy-dispersive X-ray spectroscopy) là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ trong các kính hiển vi điện tử.
Tia X được sử dụng trong các máy quét an ninh đặt tại các sân bay, cửa khẩu, những nơi yêu cầu an ninh cao để kiểm tra hành lý gói kín giúp phát hiện ra những vật nguy hiểm. Hệ thống quét an ninh thường tích hợp chiếu X quang với quét dò kim loại để thu được thông tin tin cậy hơn về đối tượng được quét.
Tia X được sử dụng trong các máy chụp ảnh phóng xạ giúp kiểm tra các khuyết tật có trong các sản phẩm đúc. Phương pháp thử nghiệm này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí giúp tìm lỗi mà không phá hủy sản phẩm.
Bài viết liên quan
Tìm hiểu tất tần tật về vật liệu composite: cấu tạo nền-cốt, các loại phổ biến (FRP, Carbon), ưu nhược điểm & ứng dụng đột phá. Bài viết chuyên sâu từ VIETCHEM.
0
Bạn thấy khó hiểu về hiệu điện thế? VIETCHEM sẽ "giải mã" khái niệm này bằng các ví dụ đời thường, công thức đơn giản và bài tập vận dụng. Tìm hiểu ngay!
0
Chi tiết phản ứng Fe + HCl ra FeCl₂ (không phải FeCl₃) và Fe + 2FeCl₃ → 3FeCl₂. Bao gồm hiện tượng, cơ chế và ứng dụng thực tế.
0
Chloroform nguy hiểm thế nào? Cảnh báo về độc tính, rủi ro ung thư, ảnh hưởng đến môi trường và cách xử lý sự cố hiệu quả trong thực tế.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Đào Phương Hoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0904 338 331
hoadao@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận