• Thời gian đăng: 14:21:16 PM 03/03/2023
  • 0 bình luận

Tìm hiểu về hóa chất tẩy sơn

Hóa chất tẩy sơn là một sản phẩm phổ biến giúp loại bỏ các lớp sơn bị bong tróc hay các vết sơn dính trên bề mặt vật liệu. Vậy hóa chất tẩy sơn là gì? Ứng dụng của chúng là gì? Hóa chất tẩy sơn có những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại hóa chất này qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Hóa chất tẩy sơn là gì?

Hóa chất tẩy sơn là một sản phẩm được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất có tác dụng tẩy các vết sơn dính trên các bề mặt vật liệu khác nhau. Hóa chất tẩy sơn còn được gọi bằng nhiều tên khác như chất tẩy sơn, dung môi bóc sơn… Chúng có tác dụng đối với nhiều loại vật liệu như kính, bê tông, gạch sứ, nhựa, gỗ, kim loại, inox, bề mặt đá…

Có nhiều nhóm hóa chất tẩy sơn, mỗi loại đều có tính chất riêng nên cần lựa chọn để phù hợp với từng chất liệu bề mặt cần tẩy rửa. 

Hóa chất tẩy sơn được tạo thành từ nhiều các chất hóa học kết hợp với nhau, mỗi thành phần đều có tác dụng hỗ trợ cho việc tẩy sơn hiệu quả mà không làm hư hại đến bề mặt vật liệu. Các tiêu chuẩn mà hóa chất tẩy sơn cần đạt được gồm có:

- Không có hoặc khả năng ăn mòn thấp.

- Không chứa các chất độc hại như: Cresol, benzol, phenol hay các chất độc hại khác…

- Có thể tách hoàn toàn phần sơn và phần bề mặt vật liệu.

- Không gây biến đổi bề mặt vật liệu.

- Bay hơi ít.

- Thân thiện với người dùng, an toàn với môi trường. 

hoa-chat-tay-son

Hóa chất tẩy sơn là gì?

II. Vai trò của hóa chất tẩy sơn 

Hóa chất tẩy sơn là một hóa chất công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm loại bỏ đi các lớp sơn không mong muốn. Ví dụ như lớp sơn phủ bị bong tróc để sơn lại lớp mới hay do trong quá trình thi công không cẩn thận làm sơn dính lên tường hay các bề mặt khác. Nó hiệu quả với cả lớp sơn dầu, sơn nước, loại bỏ được cả epoxy và polyurethane từ gỗ… 

Ưu điểm của hóa chất tẩy sơn là giúp loại bỏ sơn khỏi bề mặt mà không làm thay đổi tính chất hay ăn mòn vật liệu như những chất tẩy rửa khác. Đồng thời chúng giúp việc tẩy rửa diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm nhiều công sức và chi phí. Hơn nữa khi tẩy sơn giúp tái chế vật liệu, tối ưu chi phí, hạn chế rác thải… 

III. Phân loại hóa chất tẩy sơn

Hóa chất tẩy sơn được chia thành nhiều nhóm dựa vào đặc điểm, tính chất của thành phần có trong sản phẩm. Dưới đây là 4 loại hóa chất tẩy sơn phổ biến trên thị trường hiện nay:

1. Phân loại theo thành phần hóa chất tẩy sơn

Hóa chất tẩy sơn Caustic Soda

Loại hóa chất này có bản chất là dung dịch kiềm đã chuyển đổi một phần chất khô thành xà phòng giúp tách dễ dàng sơn ra khỏi bề mặt vật liệu. 

Caustic Soda phù hợp để sử dụng tẩy sơn gốc dầu và gốc nước trên về mặt gỗ và kim loại. Tuy nhiên lưu ý không sử dụng trên bề mặt nhôm do có thể ăn mòn nhôm. Đối với gỗ có thể bị đen gỗ, vết đen đó có thể loại bỏ bằng hóa chất tẩy gỗ.

Khi sử dụng, phủ một lớp hóa chất tẩy sơn Caustic Soda lên bề mặt vật liệu cần làm sạch và đợi tối thiểu 30 phút và sử dụng dụng cụ cạo sạch lớp sơn bong ra. Trước khi sơn lớp sơn mới cần trung hòa lại bề mặt vật liệu bằng nước và giấm ăn. 

Hóa chất tẩy sơn dung môi

Hóa chất tẩy sơn bằng dung môi hiệu quả với các loại sơn gốc dầu và gốc nước. Các hóa chất sẽ làm suy yếu liên kết giữa các phân tử sơn và bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ hoàn toàn epoxy và polyurethane khỏi bề mặt gỗ, kim loại và bề mặt xây dựng. Nhờ đó mà giúp loại bỏ các lớp sơn hoàn toàn và nhanh chóng.

Chúng thường gồm các loại metylen clorua kết hợp cùng với một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như rượu, methanol hoặc toluen. Vì chứa các hợp chất dễ bay hơi nên chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy khi sử dụng người dùng cần đeo găng tay, khẩu trang, kính mắt, mặc quần áo bằng vật liệu chống chịu hóa chất. Sau khi bề mặt vật liệu được loại bỏ sơn cần rửa sạch với nước trước khi được sơn lại. 

chat-tay-son-atm

Hóa chất tẩy sơn dung môi 

Hóa chất tẩy sơn sinh hóa

Hóa chất sinh hóa có thành phần gồm chất hữu cơ N-methyl-2-pyrrolidone (NMP) và một dung môi thực vật như terpenes (có trong cây thông và vỏ trái cây họ cam quýt). Chúng hiệu quả khi sử dụng để loại bỏ lớp sơn gốc nước hoặc gốc dầu trên bề mặt vật liệu xây dựng, kim loại và gỗ nhưng không có hiệu quả trong việc loại bỏ lớp phủ polyurethane và epoxy. Ngoài ra, khi dùng với vật liệu gỗ, chúng có thể tước các sợi gỗ trên bề mặt vật liệu. 

Khi sử dụng nên phủ hóa chất này lên bề mặt vật liệu từ 3 – 4 giờ, sau đó rửa sạch lớp sơn bị bong tróc. Trước khi sơn lại chỉ cần làm sạch lại bề mặt vật liệu với nước thông thường. 

Hóa chất sinh hóa tuy nhẹ hơn các hóa chất tẩy sơn trên nhưng chúng vẫn có thể gây kích ứng da và tổn thương đến hệ thống hô hấp và sinh sản. Do đó khi sử dụng hóa chất này vẫn cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như khẩu trang, kính, găng tay, quần áo bảo hộ chuyên dụng…

Hóa chất tẩy sơn Zero-VOC

Đây là loại hóa chất tẩy sơn an toàn với con người, thân thiện với môi trường. Thành phần của nó là các dung môi tự nhiên như rượu benzyl, không chứa các loại VOC, methylen clorid, dung dịch kiềm, NMP. Các hóa chất Zero-VOC không mùi, ít hiệu quả khi loại bỏ epoxy và polyurethane. 

Loại hóa chất này chia thành 2 dạng là dung dịch và dạng gel với đặc điểm:

  • Dạng dung dịch: Sử dụng để ngâm các vật liệu không cố định, bề mặt có kích thước nhỏ.
  • Dạng gel: Sử dụng để bôi lên các bề mặt có kích thước lớn, phương thẳng đứng và cố định. 

Khi sử dụng cần phủ hóa chất Zero-VOC lên bề mặt cần tẩy sơn từ 3h đến 24h. Sau đó cạo sạch lớp sơn bong ra và rửa sạch lại với nước. 

co-che-hoat-dong-hoa-chat-tay-son-1

Cơ chế hoạt động các chất tẩy sơn

2. Một số cách phân loại khác

Ngoài cách phân loại trên thì hóa chất tẩy sơn còn có thể phân loại theo các cách sau:

- Phân loại theo bề mặt vật liệu:

  • Chất tẩy sơn trên nhựa.
  • Chất tẩy sơn trên kim loại.
  • Chất tẩy sơn trên gỗ
  • ….

- Phân loại theo môi trường pH:

  • Chất tẩy sơn dạng axit.
  • Chất tẩy sơn dạng kiềm.
  • Chất tẩy sơn dạng trung tính.

- Phân loại theo trạng thái:

  • Chất tẩy sơn dạng gel.
  • Chất tẩy sơn dạng dung dịch.
  • Chất tẩy sơn dạng phun sương.

IV. Hướng dẫn quy trình sử dụng hóa chất tẩy sơn hiệu quả

Để đạt hiệu quả tẩy sơn tốt nhất, khi sử dụng hóa chất tẩy sơn cần thực hiện theo đúng quy trình sau:

  • Bước 1: Xác định chất liệu và diện tích của bề mặt cần loại bỏ sơn. Tùy theo đặc điểm bề mặt và diện tích mà chọn ngâm hoặc quét hóa chất tẩy sơn lên bề mặt. Sau đó đợi trong 1 khoảng thời gian để hóa chất ngấm và giúp loại bỏ lớp sơn.
  • Bước 2: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như giấy nhám, chổi cọ để loại bỏ lớp sơn cũ đã bong ra.
  • Bước 3: Rửa lại bề mặt vật liệu bằng các dung dịch làm sạch và lau lại bằng khăn mềm. Để khô mới được sơn lại lớp sơn mới. 
loai-bo-lop-son-cu
Sử dụng dụng cụ để loại bỏ lớp sơn cũ

V. Mua hóa chất tẩy sơn ở đâu? 

Nhu cầu sử dụng hóa chất tẩy sơn hiện nay tăng cao nên trên thị trường xuất hiện nhiều nhà phân phối hóa chất này. Để tìm được đơn vị cung cấp các sản phẩm hóa chất uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý thì không thể nào không nhắc đến VIETCHEM. Chúng tôi là thương hiệu với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và thiết bị thí nghiệm, là đối tác của nhiều công ty lớn trong nước và quốc tế. 

Nếu khách hàng có nhu cầu mua hóa chất tẩy sơn hay các loại hóa chất khác như hóa chất công nghiệp, dung môi công nghiệp, hóa chất xử lý nước… thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0826 010 010 hoặc truy cập vào website vietchem.com.vn

Bài viết liên quan

Ammonium persulfate (APS) là gì? Tính chất cơ bản và ứng dụng thực tiễn

Ammonium persulfate (APS) là một hợp chất hóa học quan trọng trong công nghiệp và nghiên cứu. Với tính chất oxy hóa mạnh, APS mang lại nhiều ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực từ xử lý nước, sản xuất polymer đến sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng hóa học.

0

Xem thêm

Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là gì? Tính chất lý hóa và ứng dụng quan trọng

Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hóa học độc đáo với nhiều ứng dụng quan trọng trong y học, công nghiệp, và khoa học đời sống. Với khả năng thẩm thấu mạnh mẽ, DMSO đã trở thành một dung môi và chất mang thuốc hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mọi khía cạnh liên quan đến DMSO, từ tính chất đến ứng dụng và cách sử dụng an toàn.

0

Xem thêm

Styrene là gì? Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và An toàn khi sử dụng

Styrene là một hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa và cao su tổng hợp. Với đặc tính dễ chế biến và khả năng ứng dụng đa dạng, styrene đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để sử dụng hợp chất này một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về tính chất, lợi ích, cũng như các rủi ro liên quan. Cùng khám phá chi tiết về styrene trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Dung môi Dichloromethane (DCM) | Đặc tính và các ứng dụng quan trọng

Dichloromethane (DCM), hay methylene chloride, là một hóa chất công nghiệp quan trọng với nhiều ứng dụng trong sản xuất và nghiên cứu. Tuy nhiên, đi cùng những lợi ích là các nguy cơ độc hại đối với sức khỏe và môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về Dichloromethane, từ đặc điểm, công dụng đến các rủi ro và các lựa chọn thay thế thân thiện hơn.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544