• Thời gian đăng: 10:00:45 AM 29/12/2023
  • 0 bình luận

Đặc tính của 6 loại tinh bột biến tính

Tinh bột biến tính được chiết xuất từ một số loại ngũ cốc, các loại củ bằng phương pháp vật lý, hóa học và enzyme. Loại tinh bột này được dùng để tăng cường hoặc điều chỉnh đặc tính của tinh bột thông thường như độ kết dính, độ nhớt, độ hồ hóa,... Cùng Vietchem tìm hiểu đặc tính, ứng dụng của các loại tinh bột biến tính. 

1. Tinh bột biến tính là gì?

Tinh bột biến tính được chiết xuất từ một số loại ngũ cốc và các loại củ như: Ngô, khoai lang, khoai tây, sắn, lúa mì,... Các loại tinh bột này được biến đổi bằng 3 phương pháp: Vật lý, hóa học và enzyme. Quá trình này điều chỉnh tính chất của tinh bột. 

tinh-bot-bien-tinh-1

Hình 1: Tinh bột biến tính được chiết xuất từ một số loại ngũ cốc và các loại củ 

Mục đích của việc biến đổi này là tăng cường và điều chỉnh các đặc tính của tinh bột tự nhiên. Cụ thể có thể thay đổi độ kết dính, độ nhớt, nhiệt độ hồ hóa,... Từ đó giúp cải thiện khả năng giữ vững cấu trúc và kết cấu của thực phẩm. Loại tinh bột này được các cơ quan ATTP kiểm soát chất lượng và độ an toàn. Trên bao bì sản phẩm các loại bột biến tính được dán nhãn ký hiệu số E (ví dụ: E1404).

2. Đặc tính và ứng dụng của tinh bột biến tính

Nếu xét trong ngành Thực Phẩm và ngành giấy, dệt may sẽ có 7 loại tinh bột biến tính phổ biến bao gồm: E1404, E1412, E1414, E1420, E1421, E1422, Cationic. Cụ thể: 

2.1. Tinh bột biến tính – Acetylated Starch E1420

Acetylated Starch E1420 hình thành từ phản ứng (este hóa) với vinyl acetate hoặc anhydride acetic

Đặc tính: 

  • Ngăn chặn sự thoái hóa amylose (tinh bột)
  • Tăng sự ổn định về tính đông đặc, tăng khả năng giữ nước, làm tan, chặn rỉ nước
  • Làm giảm nhiệt độ đông keo của tinh bột
  • Cải thiện độ trong suốt và độ sánh 
tinh-bot-bien-tinh-2

Hình 2: Đặc tính và ứng dụng của tinh bột biến tính

Ứng dụng: Nhờ những đặc tính trên mà bột biến tính Acetylated Starch E1420 được ứng dụng trong nhiều trong ngành thực phẩm, các sản phẩm: Bánh gạo, Bánh tráng, Sủi cảo, Kem, Hủ tiếu, Sốt Mayonnaise, Mì ăn liền,… 

2.2. Tinh bột biến tính Phoshated Starch E1412

Phản ứng (Ester hoá) của tinh bột với Phospho Oxychloride hoặc Natri Trimetaphosphate tạo liên kết ngang bền

Đặc tính:

  • Làm tăng thêm sức mạnh, độ bền cho các loại tinh bột mềm. Khi nấu lên tinh bột sẽ trở nên sánh, đặc, chắc hơn và không bị vỡ trong thời gian nấu kéo dài
  • Tăng độ giòn dai, tạo liên kết ngang, cho sản phẩm
  • Ngăn chặn các hạt tinh bột nhỏ phồng to.
  • Tăng sức chịu khi xé, cắt, chịu axit và nhiệt độ cao

Ứng dụng Phoshated Starch E1412 trong thực phẩm: Thực phẩm đóng hộp, nước chấm, thực phẩm đông lạnh, tương ớt, nước cà chua, tương cà, soup, nước ép, thịt, và các thực phẩm quay, nướng,…

2.3. Bột biến tính Acetylated Distarch Adipate E1422

Acetylated Distarch Adipate E1422 hình thành từ phản ứng tinh bột với Anhydrit Adipic và Anhydrit acetic

Đặc tính: 

  • Có khả năng chịu được nhiệt độ cao, lay động mạnh và axit.
  • Tăng khả năng giữ nước, ổn định hơn trong quá trình làm tan – đông đặc.
  • Hạ thấp nhiệt độ đông keo của tinh bột, chống rỉ nước, tăng độ đông đặc
  • Ngăn chặn giảm thấp chất tạo bột, tăng độ trong suốt và tăng độ sánh cho các loại bột mềm khi nấu lên
tinh-bot-bien-tinh-3

Hình 3: Một số loại tinh bột biến tính phổ biến

Ứng dụng: Tinh bột E1422 Acetylated Distarch Adipate được sử dụng nhiều trong các sản phẩm: Tương ớt, Tương đen, Tương cà, Sữa chua, Thịt hộp, Cá hộp, Chả cá viên, Nước yến, các loại bánh nướng.

2.4. Bột biến tính Acetylated Distarch Phosphate E1414

Acetylated Distarch Phosphate E1414 hình thành từ phản ứng Este hóa 2 lần giữa tinh bột với Phosphorus oxychloride ( tạo liên kết ngang ) và Vinyl acetate

Đặc tính:

  • Tạo tính ổn định vượt trội trong quá trình đông đặc – làm tan
  • Tinh bột có độ trong suốt tốt hơn, làm tăng khả năng chịu độ nóng cao
  • Làm tăng độ bền khi bị lay động mạnh và trong axit

Ứng dụng: Tinh bột Acetylated Distarch Phosphate E1414 được ứng dụng nhiều trong: Tương ớt, Tương đen, Tương cà, Các loại bánh phở, Bún miến; Các sản phẩm mì sợi; Kẹo dẻo, Jambon, Bánh mì, Mì gói, Chả cá; Thịt viên, Cá viên, Xúc xích, Bò Viên,…

2.5. Tinh bột biến tính  Oxy Hóa Oxidized Starch E1404

Oxy Hóa Oxidized Starch E1404 hình thành từ các phản ứng với các chất oxy hóa

Đặc tính:

  • Làm giảm hàm lượng vi sinh và tăng độ trắng
  • Tinh bột  ít hút nước,  có lực tạo màng mỏng tốt
  • Độ bóng cao, giảm chiều hướng thoái hoá tinh bột, linh động tự do

Ứng dụng: Được sử dụng trong các sản phẩm làm màng mỏng chống rỉ nước, tạo bề mặt sản phẩm láng bóng như: Bánh flan, Kẹo dẻo, Bánh xốp, Nước sốt đóng hộp, Hạt nêm,...; Ngành Công nghiệp giấy, dệt; Keo dán trong sản xuất bao bì carton; Bột matit trong xây dựng, Keo dán trần thạch cao.

2.6. Tinh bột biến tính Cationic

Cationic hình thành từ phản ứng giữa tinh bột sắn kết hợp với nhóm amin bậc 4 tạo ra ion mang điện tích dương.

tinh-bot-bien-tinh-4

Hình 4: Một số loại tinh bột biến tính phổ biến

Đặc tính:

  • Khả năng tạo màng mỏng tốt.
  • Giảm hiện tượng oxy hóa, giảm khả năng hút nước
  • Tạo bề mặt sản phẩm láng bóng

Ứng dụng: Ngành chế tạo giấy (Ðiôxít titanium, canxi cacbonat, cellulose, đất sét, bột talc, bột giấy và một số sợi tổng hợp, chất nhờn, dung dịch khoáng chất ở thể vẩn và các phân tử lớn có tác dụng sinh học) nhằm tăng độ chắc và bền của giấy.

Vietchem vừa chia sẻ đến anh em thông tin về đặc tính, ứng dụng của các loại tinh bột biến tính phổ biến. Các loại bột biến tính được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm, đồ đóng hộp cũng như sản xuất giấy, may mặc. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929