• Thời gian đăng: 09:42:58 AM 26/11/2020
  • 0 bình luận

Vi sinh vật là gì? Những ứng dụng quan trọng trong nông nghiệp

Vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất và là một mảnh ghép quan trọng của môi trường sống. Chúng phân bố khắp nơi trong tự nhiên, trên cả cơ thể của những sinh vật khác. Bài viết này VIETCHEM sẽ cùng bạn đi tìm về vi sinh vật và những điều xoay quanh chúng, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật bao gồm tất cả những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực, chúng có kích thước rất nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi để quan sát bởi không thể thấy bằng mắt thường.

Khi nghiên cứu về vi sinh vật, các nhà khoa học cần phải sử dụng đến phương pháp nuôi cấy vô khuẩn.

Vi sinh vật bao gồm: virus, vi khuẩn (gồm cả cổ khuẩn), nấm, tảo và nguyên sinh động vật. Đáng chú ý hơn, vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên ở trên Trái Đất.

Vi sinh vật là gì

Vi sinh vật là gì

2. Những đặc điểm của vi sinh vật 

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của vi sinh vật: 

  • Kích thước siêu nhỏ, được đo bằng đơn bị micromet.
  • Có khả năng hấp thụ nhiều và chuyển hoá nhanh hơn rất nhiều so với các loại sinh vật khác.
  • Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, chưa có bất cứ sinh vật nào có tốc sinh sôi vượt qua được chúng.
  • Có khả năng thích ứng mạnh, dễ dàng phát sinh biến dị, có thể tồn tại ở những điều kiện bất lợi mà các sinh vật khác không thể tồn tại được.
  • Dễ dàng phát sinh biến dị do đa số chúng là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.
  • Phân bố rộng và nhiều chủng loại, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, trong trong đất, trên núi cao, không khí, dưới biển sâu và cả trên cơ thể người, động vật, thực vật, trong thực phẩm...
Những đặc điểm của vi sinh vật 

Những đặc điểm của vi sinh vật 

>>>XEM THÊM: Xăng sinh học E5 có tốt không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng xăng E5 cho động cơ xe máy

3. Vi sinh vật trong đất gồm loại nào? 

Trong đất gồm có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng người ta phân chia thành 3 loại:

  • Vi sinh vật tự dưỡng: Là các loại tự tổng hợp các chất cần thiết để sống.
  • Vi sinh vật dị dưỡng: Đây là loại làm thối rữa xác động vật, thực vật trong đất.
  • Vi sinh vật gây bệnh: Các loại vi sinh vật này đòi hỏi phải có nhiều chất dinh dưỡng và một số điều kiện thích hợp, cho nên loại này rất dễ chết, chỉ có các vi khuẩn sinh nha bào thì có khả năng tồn tại lâu trong đất. Từ đất, vi sinh vật gây bệnh có thể lây sang cơ thể người và động vật khá nguy hiểm. 

4. Những ứng dụng quan trọng của vi sinh vật 

4.1 Vi sinh vật quan trọng như thế nào?
 
Chúng được sử dụng như một liệu pháp kiểm soát dịch hại thân thiện với môi trường thay cho các liệu pháp hoá học, góp phần để tạo nên một nền nông nghiệp xanh và bền vững.
 
Khi kết hợp phân bón hữu cơ với vi sinh vật có ích sẽ làm cho đất khoẻ mạnh hơn, hệ sinh thái đất được phục hồi, đặc biệt giúp giảm nguy cơ gây bệnh cho cây trồng.
 
Khi ứng dụng trong nông nghiệp không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, các loại vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường. Không làm chai đất, suy thoái đất, góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng cũng sẽ được đồng hoá, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Góp phần làm sạch môi trường nhờ khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học.

Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

4.2 Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp ra sao?
  • Đối với trồng trọt
Chúng được ứng dụng trong trồng trọt như một liệu pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Ngoài ra, chúng còn được dùng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ ví sinh.
  • Đối với chăn nuôi
Được sử dụng trong chăn nuôi để giúp khử mùi hôi của chuồng trại, làm đệm lót sinh học cho các loại gia súc, gia cầm; giúp chúng tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng cũng như sức chống chịu với các loại bệnh tật.
Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp
Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp
 
4.3 Các loại vi sinh vật được ứng dụng nhiều hiện nay 
  • Vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Đây là vi khuẩn gram dương, hình que, di động tạo được trong cơ thể dạng tinh thể có bản chất protein. Nếu như các loại côn trùng khi ăn phải loại vi khuẩn này, tinh thể của vi khuẩn sẽ được phân huỷ thành dạng protein gây độc hoạt động của côn trùng, làm cho chúng có hiện tượng chán ăn và chết dần. 
  • Nấm (Vi nấm)
Nấm là một loại vi sinh vật khá quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Một số nấm được dùng nhiều trong nông nghiệp như: nấm bạch cương, giống nấm Trichoderma spp.
  • Xạ khuẩn
Xạ khuẩn có khả năng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh, nấm gây bệnh và có khả năng kích thích sinh trưởng cho các loại cây trồng.

Bài viết này, phần nào đã chia sẻ đến bạn về những thông tin, đặc điểm của vi sinh vật cùng những ứng dụng quan trọng của chúng trong nông nghiệp. Đừng quên theo dõi vietchem.com.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác mỗi ngày bạn nhé. 

Bài viết liên quan

Tetrasodium EDTA là gì? Ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Tetrasodium EDTA là một hợp chất hóa học quan trọng với khả năng tạo phức và ổn định các ion kim loại. Nhờ những đặc tính vượt trội, nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm, và xử lý nước. Cùng khám phá vai trò, ứng dụng và những lợi ích mà Tetrasodium EDTA mang lại trong các ngành công nghiệp hiện đại

0

Xem thêm

Glycolic acid là gì? Vai trò và ứng dụng trong chăm sóc da

Glycolic acid, hay còn gọi là axit glycolic, là một trong những thành phần được yêu thích trong chăm sóc da nhờ khả năng làm sáng và tái tạo da. Không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết, glycolic acid còn kích thích sản sinh collagen, giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Vậy glycolic acid hoạt động như thế nào và sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

0

Xem thêm

Tartaric Acid | Đặc điểm và Ứng dụng trong thực phẩm và làm đẹp

Tartaric Acid, hay Axit Tartaric, là một axit hữu cơ được tìm thấy chủ yếu trong nho và các loại trái cây khác. Với đặc tính dễ hòa tan và tính chất acid mạnh, tartaric acid đã trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, nguồn gốc và những ứng dụng nổi bật của tartaric acid.

0

Xem thêm

Pectin là gì? Vai trò và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm

Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544