Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện bao gồm những hạt trung tâm mang điện tích dương và các hạt electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. Cùng VIETCHEM đi xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện trong bài viết dưới đây.
Nguyên tử bao gồm lớp vỏ và hạt nhân
Trước khi tìm hiểu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện chúng ta cần nắm được định nghĩa nguyên tử là gì? Nguyên tử là những hạt siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, những hạt này trung hòa về điện.
Thành phần của nguyên tử bao gồm vỏ và hạt nhân. Vỏ là những hạt Electron, hạt nhân bao hạt Proton và Notron. Khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của các hạt nhân nguyên tử. Như vậy, nguyên tử được hình thành bởi 3 loại hạt cơ bản đó là: electron, proton và nơtron.
Electron là hạt vỏ nguyên tử mang điện tích âm, hạt này sẽ hút điện về phía các proton có điện tích dương. Các hạt electron bao quanh nguyên tử gọi là orbital, các orbital vây xung quang nguyên tử dạng hình cầu, còn những orbital bên ngoài có cấu trúc phức tạp hơn.
Hạt Proton mang điện tích dương được tìm thấy nhiều trong hạt nhân nguyên tử vào những năm 1911-1919 bởi Ernest Rutherford. Số lượng các hạt proton trong nguyên tử sẽ giúp việc xác định nguyên tố này là nguyên tố gì.
Notron là hạt duy nhất không mang điện, nó được phát hiện bởi các hạt nhân nguyên tử. Thông thường, khối lượng của một notron sẽ lớn hơn khối lượng của một proton. Loại hạt này được nhà vật lý người Anh James Chadwick phát hiện vào năm 1932.
Kí hiệu nguyên tử trong hóa học
>>>XEM THÊM:Glucozơ là gì?
Ký hiệu nguyên tử thể hiện đầy đủ số khối và số hiệu nguyên tử. Công thức tổng quát:
XAZ
Trong đó:
Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện
Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện bao gồm các hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động quay xung quanh hạt nhân. Trong đó, hạt nhân có cấu tạo bao gồm hai loại hạt notron không mang điện và proton mang điện tích dương.
Trong đó:
Trên phương diện điện, các hạt electron mang điện tích âm sẽ chuyển động xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của hạt nhân sẽ bằng tổng điện tích âm của các hạt electron. Do đó, các hạt nguyên tử luôn ở trạng thái trung hòa về điện.
Trong vật lý, điện tích của electron và điện tích của proton là điện tích có độ lớn nhỏ nhất có thể có được. Vì thế, chúng được gọi là những điện tích nguyên tố.
Hướng dẫn giải bài tập nguyên tử
Bài tập 1: Hãy xác định số proton của nguyên tố X biết: Tổng số hạt của X là 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Lời Giải:
Tổng số hạt của nguyên tố X là 40 => Ta có p + e +n = 2p + n = 40 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 => 2p – n = 12 (2)
Vậy từ (1) và (2) => p = 13 và n = 14
Kết luận: Hạt proton trong nguyên tử X là 13.
Bài tập 2: Ta có một nguyên tử Al có 13p, 13e và 14n. Hãy xác định khối lượng của nguyên tử Al
Lời Giải:
Theo đề bài ta có:
- mp = 13 x 1,6726 .10-24 = 21,71.10-24 (g)
- mn = 14 x 1,675 .10-24 = 23,45.10-24(g)
- me = 13 x 9,1 .10-24 = 0,01183 .10-24(g)
=> mAl = mp+me+mn = 45,172.10-24 (g)
Bài tập 3: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21, số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử theo phương diện điện của nguyên tử B.
Lời Giải:
X = 21, n= 7
Theo công thức ta có: X = p + e + n = 2p + n = 21 => 2p = 21 – 7 è p = 7
Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân là 7 + và có 7e
Bài tập 4: Cho nguyên tử nhôm có điện tích hạt nhân là 13+, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy tìm số khối của nhôm.
Lời Giải:
P = 13, p+e-n = 12 => 2p – n = 12 => n = 14
Số khối A = p+n = 13 + 14 = 27. Vậy ta có số khối của Al là 27.
Bài tập ví dụ về cấu tạo nguyên tử là gì?
Bài tập 1: Cho nguyên tử B có tổng số hạt là 52, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Hãy tính số hạt của từng loại.
Đáp án: p = e = 17; n = 18
Bài tập 2: Cho nguyên tử C có tổng số hạt là 28, số hạt không mang điện tích chiếm 35,7% tổng số hạt, hãy tính số p, n và e.
Đáp án: p = e = 9
Bài tập 3: Cho một nguyên tử M có số n > p là 1 hạt, số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử theo phương diện điện M, xác định M là nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn.
Đáp án: A = z + N = 11 + 12 = 23 và M là Na
Bài tập 4: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2. Hãy xác định số khối của nguyên tử này.
Đáp án: Nguyên tử khối của Fe là : 30 + 26 = 56 đvC
Bài tập 5: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 48, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Hãy tính số hạt của mỗi loại.
Đáp án: p = n = e = 16
Bài tập 6: Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt là 142, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 8. Hãy tính số proton của mỗi loại.
Đáp án: Z(A) = 26 và Z(B) = 20 => Là Fe và Ca
Bài tập 7: Cho hợp chất G có công thức phân tử là M2X. Trong đó, tổng số hạt là 140, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 44, số khối của M nhiều hơn số khối của X là 23. Hãy tính tổng số hạt của ion M+ nhiều hơn ion X2- là 31. Xác định công thức.
Hy vọng với những lý thuyết và bài tập xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện trên đây sẽ giúp bạn ứng dụng vào học tập một cách hiệu quả. Nếu thấy hữu ích hay chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo. Xem thêm các dạng bài tập hóa học khác trên website vietchem.com.vn.
Bài viết liên quan
Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.
0
Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.
0
Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!
0
Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0867 192 688
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận