• Thời gian đăng: 15:47:10 PM 20/03/2024
  • 0 bình luận

Carrageenan là gì? Ứng dụng trong chế biến thực phẩm

Carrageenan được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp trên thị trường. Thành phần này được chiết xuất từ rong biển đỏ với nhiều dạng cấu trúc hóa học khác nhau. Vậy Carrageenan là gì và có công dụng như thế nào? Các bạn đừng bỏ lỡ thông tin chi tiết mà VietChem chia sẻ dưới đây.

1. Carrageenan là gì?

Carrageenan là Polysaccharide được chiết xuất từ tảo biển (rong biển). Chúng còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là chất ổn định E407.

Công thức cấu tạo của Carrageenan không cố định mà thường thay đổi tùy theo cấu trúc. Nhưng thường được viết dưới dạng (C55H89O39)n.

Carrageenan tồn tại ở dạng Lambda, Iota và Kappa. Mỗi loại sẽ có những tính chất riêng biệt với khả năng gel hóa khác nhau. Với đặc tính này nên E407 được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.

carrageenan-1

Carrageenan là chất phụ gia được chiết xuất từ tảo biển

2. Tính chất của Carrageenan

Carrageenan có dạng bột mịn hoặc bột thô với màu sắc đa dạng như trắng, vàng nhạt, nâu. Chúng gần như không có mùi ở bất kỳ dạng tồn tại nào. 

Ở nhiệt độ 800C, chất phụ gia này dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch sền sệt màu trắng đục. Thế nhưng, chúng không tan trong Ethanol.

Tùy thuộc vào nhiệt độ, khối lượng phân tử và các ion có mặt mà độ nhớt của dung dịch này sẽ có sự thay đổi nhất định. Độ nhớt tỷ lệ thuận với hàm lượng tồn tại trong cấu trúc.

Carrageenan được đánh giá cao về khả năng tương tác với Gum. Tùy vào hàm lượng mà chúng sẽ làm tăng đàn hồi, độ bền và độ nhớt của gel.

Ở pH > 7, chất ổn định E407 khá ổn định. Tuy nhiên, chúng dễ bị phân hủy ở pH từ 5 – 7. 

Chất ổn định 407 ở dạng bột có thể là màu trắng, vàng, nâu

3. Khám phá về quá trình sản xuất Carrageenan

Sản xuất Carrageenan được thực hiện với nguyên liệu chính là tảo biển. Các bước tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cho nguyên liệu vào dung dịch kiềm loãng hoặc nước.
  • Bước 2: Dùng cồn hoặc cho phản ứng với dung dịch KCl để kết tủa Carrageenan. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp khác đó là sấy thùng quay mà không cần đến hóa chất. 

Lưu ý: Cồn dùng để kết tủa Carrageenan có thể là Isopropanol, Ethanol hoặc Methanol.

  • Bước 3: Cuối cùng là làm lạnh. Tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm tạo thành có thể chứa muối hoặc đường. 

Mục đích của việc chất ổn định E407 chứa muối là để thu được sản phẩm có khả năng tạo đặc hoặc sở hữu cấu trúc gel đặc trưng. Đối với sản phẩm chứa đường thường được dùng để chuẩn hóa.

carrageenan-2

Tìm hiểu về quy trình sản xuất chất ổn định E407

4. Carrageenan có nhiều ứng dụng trong thực phẩm

Carrageenan trong thực phẩm được ứng dụng khá phổ biến. Bao gồm:

  • Trong sản xuất thịt: Carrageenan được ứng dụng để sản xuất một số loại thịt đóng hộp như: Thịt lợn xông khói, thịt gà chế biến…
  • Trong sản xuất kem đánh răng: Có thêm thành phần  trong kem đánh răng sẽ mang đến cho sản phẩm những đặc tính tốt.
  • Trong sản xuất nước giải khát: Tạo độ sánh cho nước.
  • Trong sản xuất bánh: Tạo nên cấu trúc mềm, xốp ở các loại bánh như: Bánh bông lan, bánh bích quy, bánh mỳ…
  • Trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản: Tạo một lớp màng để bảo vệ thủy hải sản khỏi tác động của yếu tố môi trường. Giúp hải sản tươi lâu và giữ được giá trị dinh dưỡng.
  • Trong lĩnh vực sản xuất Chocolate: Giúp sản phẩm có độ đặc và đồng nhất.
  • Trong lĩnh vực sản xuất bia: Hỗ trợ quá trình lên men của bia được ổn định về chất lượng đường.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp: Carrageenan có vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất giấy, phim ảnh và sợi nhân tạo.
carrageenan-3

Carrageenan được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thực phẩm

5. Carrageenan trong thực phẩm có gây độc không?

Mặc dù nguyên liệu chính Carrageenan được chiết xuất từ thành phần tự nhiên nhưng chúng được xử lý bằng axit, tạo ra một lượng nhỏ Poligeenan hoặc Degraded Carrageenan. Chất này có khả năng gây viêm và mang những cảnh báo cho sức khỏe con người.

Vì thế, khi sử dụng chất phụ gia này cần tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời, chỉ nên dùng với liều lượng cho phép. Điều này sẽ giảm đáng kể những tác dụng không muốn.

Trường hợp dùng quá liều có thể gây nên các dấu hiệu về đường ruột, điển hình như chứng đầy hơi, khó tiêu.

6. Lưu ý để đảm bảo an toàn cho con người

Tuân thủ quy định chi tiết về việc sử dụng Carrageenan sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Bao gồm:

  • Quá trình xử lý, bảo quản, vận chuyển và chế biến phải tuân thủ quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
  • Sử dụng E407 để sản xuất, kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và đối tượng. Đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và không vượt quá lượng an toàn cho phép.
  • Tuyệt đối không làm biến đổi thuộc tính tự nhiên hay bản chất của Carrageenan để chế biến thực phẩm.

Carrageenan là chất phụ gia xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, chúng có thể tiềm ẩn những rủi ro với sức khỏe nên cần thận trọng và sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929