• Thời gian đăng: 11:47:53 AM 09/04/2024
  • 0 bình luận

Cực quang và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Cực quang Nauy, cực quang ở Iceland, cực quang bắc cực luôn khiến giới khoa học trầm trồ. Vậy cực quang là gì và nó có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết này của Vietchem để hiểu hơn về hiện tượng khoa học độc đáo này nhé.

1. Cực quang là gì?

Cực quang tiếng Anh là aurora - một hiện tượng quang học mang đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng bầu trời khi đêm về. Các dải cực quang xuất hiện do sự tương tác qua lại của những hạt mang điện tích có trong gió mặt trời với tầng khí quyển nằm ở bên trên của hành tinh.

cuc-quang-1

Cực quang trong tiếng anh là aurora

Những dải sáng này sẽ liên tục chuyển động, thay đổi. Từ đó, tạo ra cực quang với hình dáng như những dải lụa đầy màu sắc trên bầu trời  buổi tối. Do vậy, chúng càng trở nên nổi bật trong đêm đen. Hiện tại, cực quang được coi là hình ảnh tuyệt đẹp của tự nhiên, khiến bất kỳ ai đều phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng.

2. Quá trình hình thành cực quang và đặc điểm của nó

2.1. Cực quang được hình thành như thế nào?

Cực quang là kết quả của một quá trình xáo trộn trong từ quyển do sự tác động của gió mặt trời mà thành. Những nhiễu loạn xuất hiện là do sự tăng cường tốc độ nhanh chóng của gió mặt trời từ các lỗ vành nhật hoa, kết hợp với đó là tác động của sự phóng năng lượng của chính vành.

Những nhiễu loạn này xuất hiện sẽ khiến quỹ đạo của các hạt plasma từ quyển bị nhiễu loạn. Những hạt plasma được nhắc đến chủ yếu là proton và electron, kết tủa vào tầng khí quyển phía trên - hay còn gọi là tầng nhiệt điện ngoài.

cuc-quang-2

Hình ảnh giải thích về sự hình thành của cực quang trên bầu trời

Kết quả ở đây là sự ion hoá, và kích thích các thành phần khí quyển có khả năng phát ra ánh sáng có màu sắc phức tạp khác nhau. Hình dạng của cực quang xuất hiện trong các dải xung quanh của cả hai cực, cũng phụ thuộc đặc biệt vào lượng gia tốc truyền cho các hạt kết tủa.

Các hạt mang năng lượng từ mặt trời khi lao vào bầu khí quyển của trái đất với tốc độ cực lớn sẽ tương tác với bầu khí quyển. Tạo ra những dải ánh sáng nhiều màu sắc, tuyệt đẹp trên bầu trời như chúng ta đã thấy.

2.2. Những đặc điểm nổi bật của cực quang là gì?

Cực quang rực rỡ nhất ở đuôi vệt

Trong thời gian hoạt động của mặt trời thấp, các vùng cực quang sẽ có sự dịch chuyển về phía các cực. Thời kỳ mặt trời hoạt động mạnh mẽ, cực quang thỉnh thoảng mở rộng đến vĩ độ trung bình trong chu kỳ của mình.

Cụ thể, cực quang đã được quan sát về phía nam tới vĩ độ 40 độ trên lãnh thổ Mỹ. Cực quang thường xuất hiện ở độ cao khoảng 100km trên bầu trời. Tuy nhiên, khoảng xuất hiện của cực quang có thể là từ 80km - 250km.

Nơi thường xuyên xuất hiện cực quang trên trái đất là ở đâu?

cuc-quang-3

Cực quang rực rỡ nhất là ở 2 cực của trái đất

Cực quang thường được nhìn thấy ở các vùng cực thấp. Như Bắc Cực, Nam Cực. Để săn cực quang, mọi người cũng thường xuyên đến 2 vùng này để ngắm những màn trình diễn ánh sáng tuyệt diệu trên bầu trời.

Thời gian tốt nhất để ngắm cực quang là lúc nào?

Hàng năm, quãng thời gian tốt nhất để các nhà thám hiểm có thể xem cực quang chính là tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Để ngắm cực quang đẹp và hùng vĩ, khoảng thời gian này mọi người nên đến Bắc Cực hoặc Nam Cực. Trong ngày, thời gian cực quang thường xuyên xuất hiện nhất là từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau.

Điều kiện để ngắm cực quang tốt nhất

Khi đi săn cực quang, mọi người thường chú ý đến lịch của mặt trăng cũng như điều kiện thời tiết khu vực ra sao. Những ngày trăng tỏ, trăng tròn thường có ánh sáng rực rỡ chiếu rọi bầu trời đêm và ảnh hưởng đến cực quang. Ngày nhiều mây cũng là lúc bạn nên ở nhà, ánh sáng của cực quang không thể xuyên qua mây nên bạn sẽ không nhìn thấy được.

cuc-quang-4

Những ngày không mây, không trăng là điều kiện tốt nhất để săn cực quang

3. Một số câu hỏi liên quan tới hiện tượng cực quang

3.1. Các hành tinh khác có xuất hiện cực quang không?

Cực quang không chỉ xuất hiện trên trái đất, vì nó là một hiện tượng ánh sáng. Hầu hết các hành tinh trong hệ mặt trời, các vệ tinh tự nhiên, thậm chí là trên các sao lùn nâu, sao chổi quanh hệ mặt trời cũng thường xuyên xuất hiện cực quang.

Các nhà khoa học đã chứng minh, nếu một hành tinh bất kỳ có bầu khí quyển và từ trường, chúng có thể xuất hiện cực quang. Bằng máy móc hiện đại, con người cũng đã ghi nhận được hình ảnh cực quang ấn tượng tại sao Mộc, sao Thổ.

3.2. Cực quang có ảnh hưởng đến sức khỏe người xem không?

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được ảnh hưởng xấu của cực quang đến sức khoẻ người xem. Tuy nhiên, một số ghi nhận cho thấy những tác động xấu của cực quang đến tầng ozon. Chính vì vậy các nhà khoa học rất lo lắng khi cực quang xuất hiện nhiều và liên tục.

cuc-quang-5

Các nhà khoa học đang đưa ra nhiều nghi vấn về ảnh hưởng của hiện tượng cực quang đến tầng ozon

Như vậy, Vietchem đã giúp bạn tìm hiểu cực quang là gì và những điều liên quan đến cực quang. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về 1 hiện tượng thiên nhiên độc đáo.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929