Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Natri cacbonat là một hợp chất hóa học được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất như thuốc nhuộm, đồ gốm, thủy tinh,... Vậy hợp chất hóa học này có những tính chất đặc trưng nào, chúng có độc hại hay không và cần lưu ý gì khi sử dụng. Hãy cùng VIETCHEM đi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây!
Natri bicacbonat hay được biết đến với tên thân thuộc là soda. Đây là một hợp chất muối cacbonat của natri, có tính ăn mòn cao, duyệt đối không dùng trong ăn uống.
Công thức hóa học của Natri bicacbonat là: Na2CO3
Trong tự nhiên, Na2CO3 tồn tại trong nước biển, nước khoáng, tro của rong biển, muối mỏ trong lòng đất.
Cấu trúc hóa học Natri cacbonat
Trạng thái tồn tại | Chất rắn khan, không mùi, màu trắng và là một chất hút ẩm tốt. |
Khối lượng riêng | 2.532 g/cm3, thể rắn |
Khối lượng mol | 105.9884 g/mol |
Nhiệt độ nóng chảy | 851oC (1124 K) |
Nhiệt độ sôi | 1600 °C (2451 K) |
Nhiệt độ phân hủy | 853oC |
Độ tan | Tan hoàn toàn trong nước nóng, glycerol, axit sunfuic . Ở 20°C, độ tan trong nước là 22 g/100 ml, phản ứng tỏa nhiệt lớn. Hòa tan một phần trong dung dịch acetone, alcohol, methanol |
Trạng thái dung dịch |
|
Tính ăn mòn | Không ăn mòn thủy tinh nhưng dung dịch natri cacbonat đặc nóng có thể ăn mòn thép |
Trong không khí, decahiđrat Na2CO3.10H2O dễ xảy ra hiện tượng thoát nước để trở thành dạng bột có màu trắng Na2CO3.5H2O |
Natri cacbonat dạng tinh thể màu trắng
3. Tính chất hóa học
Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Na2CO3 → 2Na+ + CO32−
CO32− + H2O ↔ HCO3− + OH−
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
Na2CO3 + CO2 + H2O ↔ 2NaHCO3
Natri cacbonat tồn tại trong tro của rong biển ở một số vùng đại dương miền Tây Nam Tây Ban Nha (25–30% ) hoặc các hồ muối, mỏ muối dưới dạng Na2CO3.nH2O, Na2CO3.NaHCO3.2H2O ở những khu vực thung lũng có mưa nhiều, không khí khô và gần núi đá vôi.
Sản xuất từ các loại đá quặng trong tự nhiên: Quặng natri cacbonat được tìm thấy nhiều nhất ở Botswana, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Kenia, Mêxicô, Pêru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Trên thế giới có hơn 60 loại quặng natri cacbonat, chiếm 1/3 sản lượng natri cacbonat.
Tuy nhiên, natri cacbonat thu được lại không có độ tinh khiết cao vì có chứa nhiều tạp chất như muối clorua, sunfat và các chất không tan.
Hiện nay, các hồ, mỏ muối lớn phần lớn có ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, Ấn Độ như Iagafdi, Bora, Tơ-ron, vùng Cát Biên, Segadin, Lu-na.
Để khai thác natri cacbonat từ sâu trong lòng đất, người ta cho nước nóng xuống giếng khoan với mục đích hoà tan natri cacbonat đến khi đạt mức nồng độ là 32 độ Bo-mê thì đưa lên mặt đất, sau đó mang đi đem hòa tan rồi kết tinh phân đoạn để thu được sản phẩm tinh khiết.
Phương pháp Leblanc hay còn gọi là phương pháp sunfat:
Nung hỗn hợp natri sunfat với than và đá vôi trong điều kiện nhiêt độ 1000oC
Na2SO4 + 2C → Na2S + 2CO2
Na2S + CaCO3 → Na2CO3 + CaS
Mang hỗn hợp sản phẩm được tạo ra hòa tan với nước để tách CaS do nó không tan. CaS có thể tiếp tục được sử dụng để sản xuất lưu huỳnh.
Phương pháp Solvay sử dụng amoniac:
NaCl + NH3 + CO2 + H2O ↔ NaHCO3 + NH4Cl
NaHCO3 ít tan trong nước được tách ra, nhiệt phân tạo thành Na2CO3
2NaHCO3 ↔ Na2CO3 + CO2 + H2O
Công nghệ Solvay
Các sản phẩm phụ sau phản ứng lại tiếp tục được chế hóa lại để sử dụng lại cho quá trình điều chế Na2CO3 tiếp theo.
Natri cacbonat - Na2CO3 có 2 dạng là: dạng nặng và dạng nhẹ.
Dạng nặng (khối lượng riêng là 1 kg/dm3): Được dùng trong công nghiệp chế tạo thủy tinh.
Natri cacbonat chiếm 13 – 15% trong tổng số các nguyên liệu sản xuất thủy tinh, dùng để nấu thủy tinh, hạ nhiệt độ nung chảy cát silic trong và làm tăng thêm tính mềm dẻo. Dù chỉ giữ vị trí thứ 2 về khối lượng chất đưa vào nhưng chi phí của nó lại chiếm tới 50 – 60% tổng chi phí nguyên liệu sản xuất.
Dạng nhẹ (khối lượng riêng là 0,5kg/dm3)
5.1 Trong công nghiệp sản xuất
Bột giặt, nước rửa chén
Làm chất tẩy trắng răng
Bột nở để tạo độ giòn, xốp cho bánh
6.2 Với con người
Tác động: Gây kích ứng trên da, khiến da bị phỏng, có thể bị ăn mòn tùy thuộc vào nồng độ, vị trí tiếp xúc và khoảng thời gian phơi nhiễm.
Giải quyết: Dùng nước lạnh rửa thật kĩ vùng da bị nhiễm hóa chất, lột bỏ trang phục đang mặc. Nên dùng thêm các loại kem làm mềm da, xà phòng. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu có những triệu chứng bất thường.
Tác động: Bụi của hóa chất gây tổn thương cho phần trên hệ hô hấp, lớp niêm mạc mũi, lớp màng nhày gây ra các hiện tượng ho, khó thở thậm chí viêm phổi.
Giái quyết: Đưa nạn nhân tới nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, cà vạt,.., nếu nạn nhân khó thậm chí ngừng thở cần hô hấp nhân tạo rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Tác động: Làm tổn thương hệ tiêu hóa, gây kích ứng. Tùy thuộc vào nồng độ, nạn nhân có thể buồn nôn, ói, tiêu chảy, khát nước, đau vùng bụng. Natri cacbonat thẩm thấu vào máu cũng làm ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch.
Giải quyết: Nới lỏng trang phục nạn nhân đang mặc, thắt lưng, cà vạt,…Không kích ứng nạn nhân nôn trừ khi có đội ngũ nhân viên y tế hỗ trợ, không hô hấp nhân tạo cho nạn nhân trực tiếp bằng miệng. Nếu lượng hóa chất nuốt phải lớn cần đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
Tác động: Gây tổn thương lớp niêm mạc mắt, khiến mắt bị phỏng, đỏ, sưng. Nếu natri cacbonat có nồng độ cao, đậm đặc có thể khiến lớp màng sừng bị mờ đục vĩnh viễn.
Giải quyết: Thảo bỏ kính áp tròng nếu có thể. Dùng nước sạch rửa mắt nhiều lần trong tối thiểu 15 phút, nên là nước lạnh và kết hợp chớp mắt. Đưa nạn nhân đến bác sỹ chuyên khoa mắt để kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Lưu ý:
+ Lượng rò rỉ nhỏ: Dùng đất phủ lên phần hóa chất rò rỉ rồi thu gom vào thùng chứa chất thải thích hợp. Phần cặn còn sót lại được xử lý tiếp bằng dung dịch axit axetic trước khi dùng nước để làm sạch.
+ Lượng rò rỉ lớn: Cố gắng thu gom lại lượng hóa chất càng nhiều càng tốt vào thùng chứa. Ngăn không cho hóa chất lan xuống các nguồn nước, đường ống. Phần sót lại xử lý tiếp như với lượng rò rỉ ít. Nếu lượng rò rỉ quá lớn, báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết.
Bảo quản:
Bảo quản trong khu vực khô ráo, thoáng khí và không chứa chung các chất không tương thích. Các thùng, bao chứa phải kín, có ghi nhãn dán nguy hiểm đầy đủ, tránh xa tầm tay trẻ em.
Để tìm mua Natri cacbonat tinh khiết chất lượng, hãy tìm địa chỉ cung cấp hóa chất có uy tín, thương hiệu. Công ty VIETCHEM là nhà cung cấp các sản phẩm Natri cacbonat tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với nguồn hàng ổn định, giá thành hợp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới số Hotline 0826 010 010 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.
0
Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.
0
Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!
0
Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0867 192 688
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận