• Thời gian đăng: 11:40:12 AM 20/12/2021
  • 0 bình luận

Hướng dẫn phân loại và thu gom chất thải lây nhiễm đúng cách

Chất thải y tế nói chung và chất thải lây nhiễm nếu không được xử lý đúng cách, đúng quy trình có thể là nguồn phát tán, lây lan bệnh. Hãy cùng VietChem tìm hiểu cách thu gom và phân loại chất thải lây nhiễm đúng cách qua bài viết sau nhé.

I. Chất thải lây nhiễm là gì?

Chất thải lây nhiễm là các chất thải được nghi ngờ có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hay nấm, ký sinh trùng với số lương đủ để làm tăng nguy cơ truyền bệnh đến vật các vật chủ nhạy cảm.

Chất thải lây nhiễm gồm các vật liệu và thiết bị y tế như chất thải bị nhiễm máu, mô, dịch cơ thể, kim tiêm, giấy vệ sinh, túi đựng nước tiểu,…

Chất thải lây nhiễm là gì?

Chất thải lây nhiễm là gì?

II. Hướng dẫn phân loại và thu gom chất thải lây nhiễm tại nguồn

1. Cách phân loại

Chất thải cần được tiến hành phân loại ngay tại nguồn. Tùy theo từng loại chất thải y tế mà có sự phân loại riêng, bỏ vào trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu trữ chất thải theo đúng quy định.

  • Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng hay tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý thì có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ hoặc thiết bị lưu chứa.
  • Nếu chất thải lây nhiễm để lẫn cùng với các chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải được thu gom, lưu trữ và xử lý như các chất thải lây nhiễm. 
  • Chú ý đến vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại các chất thải. Mỗi khoa và phòng, bộ phận phải bố trí vị trí riêng để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại các chất thải y tế phải có hướng dẫn về cách phân loại và thu gom chất thải.

Các ống tiêm là một trong những loại chất thải lây nhiễm sắc nhọn

Các ống tiêm là một trong những loại chất thải lây nhiễm sắc nhọn

>>>XEM THÊM:Chất thải nhựa là gì? Thực trạng và biện pháp hạn chế chất thải nhựa hiện nay

Chất thải lây nhiễm sẽ được phân loại thu gom như sau:

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: sẽ được đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng.
  • Chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn: được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
  • Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao: đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
  • Chất thải y tế giải phẫu: đựng trong hai lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi ba có màu đen.
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm được đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín.
  • Chất thải y tế thông thường nhưng không phục vụ mục đích tái chế được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh.
  • Chất thải y tế thông thường nhưng phục vụ mục đích tái chế được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

Cần phân loại chất thải lây nhiễm ngay tại nguồn

Cần phân loại chất thải lây nhiễm ngay tại nguồn

2. Cách thu gom

  • Chất thải lây nhiễm cần phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu trữ chất thải trong khuôn viên của các cơ sở y tế. Trong quá trình thu gom, túi chứa chất thải phải được buộc kín, thùng đựng phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi hay xảy ra hiện tượng rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom.
  • Cơ sở y tế quy định tuyến đường cũng như thời gian thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tới khu vực chăm sóc người bệnh cùng các khu vực khác trong cơ sở y tế.
  • Đối với loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành thu gom về nơi lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Tần suất thu gom loại chất thải này từ nơi phát sinh về khu lưu giữ cần thực hiện ít nhất một lần/ ngày
  • Với những cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 5kg/ ngày, tần suất thu gom các chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về đến khu lưu giữ tạm thời hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 1 lần/ tháng.
  • Thu gom lại chất hàn răng amalgam thải và các thiết bị y tế bị hỏng, vỡ, thiết bị đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: cần được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa và các vật liệu phù hợp để bảo không bị rò gì hay phát tán hơi thuỷ ngân ra môi trường.
  • Thu gom chất thải y tế thông thường để phục vụ cho mục đích tái chế và chất thải y tế không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.

Hướng dẫn thu gom các chất thải lây nhiễm

Hướng dẫn thu gom các chất thải lây nhiễm

III. Tìm hiểu về công nghệ xử lý chất thải lây nhiễm

Hiện nay có rất nhiều công nghệ không đốt được đưa ra để xử lý chất thải lây nhiễm. Chúng có thể được phân loại thành công nghệ hóa học, công nghệ nhiệt, công nghệ sinh học, công nghệ bức xạ. Trong đó phổ biến nhất là công nghệ hấp. Công nghệ này sử dụng dòng hơi nước ở áp suất cao thường là 121 – 134 độ C nhằm khử trùng chất thải và sau đó tái chế chúng hoặc tiêu hủy an toàn.

Hấp nhiệt là công nghệ linh hoạt, dễ vận hành và thường được các bệnh viện sử dụng trong khử trùng dụng cụ phẫu thuật hay các dụng cụ vô trùng khác.

Ngoài nồi hơi thì công nghệ xử lý chất thải bằng hơi nước, hơi nóng khô khắc để khử trùng cũng có thể dùng lò vi sóng, máy nhiệt điện, lò nhiệt khô, máy mài xát nhiệt. Toàn bộ các loại công nghệ này vận hành dưới 180 độ C và không gây thay đổi tính chất vật lý cũng như hóa học của chất thải. Do đó chúng sinh ra rất ít hoặc không có ô nhiễm nhưng cũng có mối quan ngại về chất thải chứa hóa chất bay hơi như những chất dung môi, thủy ngân không thể xử lý được bằng cánh này.

Một công nghệ khác được ứng dụng đó là khử trùng bằng hóa chất. Tuy nhiên, hầu hết chúng kèm theo các chất ô nhiễm khó phân hủy, sẽ phát thải ra cùng chất thải (trừ xử lý bằng ô ozon)

Công nghệ bức xạ cũng đã được đưa vào thử nghiệm để xử lý chất thải lây nhiễm gồm các loại bức xạ điện tử hay tia cực tím. Tuy nhiên, công nghệ này chưa được thương mại hóa.

Hiện nay, công nghệ sinh học cũng chưa có trên thị trường nhưng sự phân hủy sinh học trong hố hủy nhau thai cùng các yếu tố tiêu hủy sinh học có thể được sử dụng cho chất thải giải phẫu và việc dùng giun đất thử nghiệm cho loại chất thải mềm như bông băng đã qua sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về chất thải lây nhiễm mà VietChem đã tổng hợp lại, hy vọng đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần chúng tôi giải đáp thêm các vấn đề liên quan thì hãy gọi ngay đến số hotline 0826 010 hoặc nhắn tin tại website vietchem.com.vn để VietChem được biết và hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé.

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phương Hoa : 0904 338 331 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544