• Thời gian đăng: 17:37:57 PM 22/07/2021
  • 0 bình luận

Độ pH là gì? Gợi ý địa chỉ mua máy đo độ pH chất lượng, giá rẻ

Độ PH là một khái niệm quen thuộc trong hóa học, bên cạnh đó chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên bao bì của thực phẩm cho đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Vậy độ pH là gì? Làm sao để đo được chúng? Và cần phải xử lý thế nào khi nước có độ pH quá cao? VIETCHEM sẽ cùng bạn đi giải đáp mọi thắc mắc qua nội dung bài viết sau đây!

Độ pH là gì?

Độ pH được hiểu là chỉ số hoạt động của các ion hiđrô (H+) có trong dung dịch dưới sự tác động bởi một hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại dưới dạng lỏng đều có một độ pH riêng và điều này ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hay gây hại.

Độ pH là gì

Độ pH là gì

Là từ viết tắt của thuật ngữ “pondus hydrogenii” có nghĩa là độ hoạt động của hydro trong tiếng latinh.

Nó còn được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hiđrô chạy từ 0 đến 14 với công thức tính độ pH là:

pH = -log[H+]

Vì sao cần đo độ pH của nước?

- Giới hạn nồng độ pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, cụ thể:

  • Nếu pH = 7: môi trường trung tính
  • Nếu pH > 7: môi trường kiềm (bazơ)
  • pH < 7: môi trường axit

- Khi đo độ pH của nước sẽ giúp cho người dùng biết được đặc tính của nguồn nước đó, nó có gây ăn mòn đường ống hay các vật chứa nước hay không. Đồng thời, còn đánh giá được khả năng hòa tan các chất kim loại như đồng, sắt,… ra sao.

- Đối với nước sinh hoạt, độ pH thích hợp là từ 6 đến 8,5

Tại sao phải đo độ pH của nước

Tại sao phải đo độ pH của nước

Những ảnh hưởng độ pH của nước với sức khỏe

- Về cơ bản, độ pH của nước không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, khi uống nước có độ pH thấp (có tính axit) mà không qua xử lý trong một thời gian dài có thể gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các hiện tượng thường thấy như ợ chua, đầy hơi hay rối loạn tiêu hóa,… Nếu nước có tính axit khi phản ứng với clo khi sử dụng để khử trùng có khả năng tạo thành trihalomethane gây nên bệnh ung thư.

Sử dụng nước có độ pH cao trong một thời gian dài dễ gây ợ chua, đầy hơi,...

Sử dụng nước có độ pH cao trong một thời gian dài dễ gây ợ chua, đầy hơi,...

- Đối với nước có độ pH cao (tính bazơ) thường có các mùi lạ như xà bông và cảm giác nhờn. Nếu sử dụng loại nước này để nấu thực phẩm, các hợp chất hữu cơ trong đó sẽ bị giảm xuống. Sử dụng lâu dài có thể gây bệnh sỏi thận.

Cách tính độ pH trong nước đơn giản, dễ thực hiện

1. Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước

- Quỳ tím hay giấy quỳ, là loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ của cây địa y Roccella và Dendrographa. Dựa vào màu sắc biết đổi của chúng mà người ta xác định được dung dịch có tính axit hay bazơ.

Dễ dàng đo độ pH với giấy quỳ tím

Dễ dàng đo độ pH với giấy quỳ tím

- Cách sử dụng:

  • Nhúng giấy quỳ tím vào trong dung dịch cần nhận biết
  • Đọc kết quả:
  • Nếu nó chuyển màu xanh thì dung dịch có tính bazơ
  • Nếu là màu đỏ thì dung dịch có tính axit

- Ưu điểm

  • Đơn giản, chi phí thấp
  • Dễ dàng sử dụng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn
  • Cho kết quả nhanh

- Nhược điểm

  • Không xác định được chính xác nồng độ pH mà chỉ nhận biết được dung dịch đó mang tính axit, trung tính hay bazơ.

2. Dùng điện cực hydro

- Đây là một loại dây hay tấm bạch kim được phủ muội bạch kim

- Cách đo:

  • Nhúng điện cực vào trong dung dịch cần đo và khí hiđrô được làm bão hòa trên dung dịch.
  • Thực hiện đo giá trị của thế cực giữa điện cực bạch kim với điện cực bạc clorua. Thế điện cực này sẽ tỷ lệ nghịch với độ pH của dung dịch đo.

- Ưu điểm:

  • Mang đến độ chính xác và tin cậy cao nhất

- Nhược điểm

  • Phức tạp yêu cầu người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao
  • Chi phí cao
  • Khó ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
  • Bị ảnh hưởng bởi những chất có tính oxy hóa khử trong dung dịch cần đo.

3. Sử dụng điện cực antimon

- Cách thực hiện

  • Nhúng đầu của thanh antimon đã được đánh bóng cùng với một điện cực so sánh vào trong dung dịch cần kiểm tra. Từ sự chênh lệch giữa chúng xác định độ pH.

- Ưu điểm

  • Dễ sử dụng

- Nhược điểm

  • Kết quả phụ thuộc vào độ bóng của điện cực

4. Sử dụng bút đo pH nước

- Cách thực hiện

  • Trước khi sử dụng cần lắc nhẹ bút đo
  • Mở nắp điện cực ra. Đối với điện cực đã bị khô do lâu không dùng cần ngâm nó vào trong nước khoảng từ 30 phút đến 2 giờ để kích hoạt lại. Nếu xuất hiện những tinh thể trắng quanh nắp thì chỉ cần dùng nước sạch để rửa đi.
  • Trượt đẩy nắp bút đo và bật công tắc on/off
  • Điều chỉnh núm nhiệt độ về nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là ở nhiệt độ phòng vào khoảng 25 – 30 độ C). Ở một số bút đo pH không có chức năng đo và điều chỉnh nhiệt độ nên nhiều người thường bỏ qua bước này. Với những máy đo pH phòng thí nghiệm thường tích hợp tính năng tự bù nhiệt. Nhiệt độ của đầu điện cực và dung dịch có tác động đến sự trao đổi ion H+ nên cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị pH-, vì vậy chúng ta hay gặp sai số tại bước này.
  • Tiến hành nhúng điện cực vào trong dung dịch chuẩn có độ pH = 7 và lắc nhẹ cho bọt khí không bám vào đầu của điện cực. Lưu ý không được nhúng dung dịch ngập quá vạch quy định trên thân bút.
  • Thực hiện nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch cần đo. Lúc này giá trị pH đo được sẽ hiển thị trên màn hình.
  • Nếu bạn muốn giữ kết qua này, hãy nhấn và giữ phím SET/HOLD cho tới khi xuất hiện màn hình phụ. Như vậy, kết quả sẽ vẫn được lưu dù có lấy bút đo ra khỏi dung dịch.
  • Bấm lại phím SET/HOLD nếu bạn muốn đo tiếp
  • Sau khi sử dụng xong, nhấn và giữ phím on/off cho đến khi xuất hiện chữ off trên màn hình để tắt bút đo pH
  • Lấy điện cực ra và rửa sạch bằng nước cất, thấm khô bằng khăn mềm
  • Đậy nắp bảo quản điện cực lại

- Ưu điểm

  • Kích thước nhỏ gọn và sử dụng năng lượng là pin sạc hoặc pin than
  • Nổi được trên mặt nước
  • Cho ra kết quả nhanh và chính xác nhất
Bút đo pH nước nhỏ gọn, cho kết quả nhanh, chính xác

Bút đo pH nước nhỏ gọn, cho kết quả nhanh, chính xác

Độ pH của một số chất phổ biến

1. Độ pH của nước

Nước là dung dịch phổ biến nhất trên trái đất, 3/4 bề mặt trái đất là đại dương, cơ thể con người nước cũng chiếm đến 70%. Có nhiều loại nước, nước ngọt, nước phèn, nước mặn và ngọt trong nước là do độ pH quyết định. Vậy nên mỗi loại nước lại có độ pH khác nhau. Ví dụ như:

  • Nước tinh khiết có độ pH là 7, nhưng độ pH này chỉ là nước sạch và xử lý bằng phương pháp lọc
  • Độ pH tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt là 6.0 - 8.5 và của nước dùng cho ăn uống là 6.5 - 8.5

2. Độ pH của nước

Ở Việt Nam có nhiều loại đất khác nhau do địa hình đa dạng, dưới đây là độ pH của một số loại đất thông dụng nhất:

  • Đất kiềm có độ pH trên 7, loại đất này phổ biến nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chúng có đặc điểm là ít dưỡng chất, không thích hợp cho việc trồng các loại cây nông nghiệp.
  • Đất trung tính có độ pH bằng 7, loại đất này phù hợp với với nhiều loại cây trồn nhiệt đới, tiêu biểu là lúa nước.
  • Đất chua có độ pH nhỏ hơn 7, cây trồng chỉ thíc hợp với loại đất có độ pH từ 4 đến 7. Nếu độ pH nhỏ hơn 4 là đất phèn.

3. Độ pH của axit

Axit có độ pH từ 0 đến nhỏ hơn 7 trong thang đo pH.

4. Độ pH của sữa rửa mặt

Độ pH trong các loại sữa rửa mặt ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất cũng như hiệu quả sử dụng. Bởi trong sữa rửa mặt có chứa thành phần hóa học là lưu huỳnh, chúng tồn tại dưới dạng hợp chất axit. Nồng độ pH phù hợp trpng sữa rửa mặt cần nhỏ hơn 7 và lý tưởng nhất là từ 6 đến 6.5.

5. Độ pH của sữa nước tiểu

Việc xác định nồng độ nước tiểu giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện ra các loại bệnh như đái tháo đường, sỏi thận, bệnh viêm dạ dày.

Nước tiểu của mỗi người sẽ có nồng độ pH khác nhau, thông thường nước tiểu của người trưởng thành sẽ có nồng độ trong khoảng 4.6 đến trên 8.

6. Độ pH của nước tiểu

Kiềm hay bazo có độ pH từ 8 đến 14. Những chất hóa học mang tính bazo phổ biến gồm có KOH, NaOH,..

7. Độ pH của máu

Độ pH ổn định của máu là khoảng từ 7.35 đến 7.45. Nếu vượt quá phạm vi này chỉ một phần mười đơn vị pp thì có thể gây tử vong.

Cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả nhất

Phương pháp

Đặc điểm

Sử dụng bộ lọc trung hòa pH

Đây là phương pháp giúp tăng lượng canxi, khiến cho nước cứng. nếu độc cứng của nước vượt ngưỡng cho phép, cũng cần làm mềm.

Nên gắn thêm bộ lọc cặn thô ở phía trước và thường xuyên kiểm tra bộ lọc cũng như rửa ngược cặn, tránh hiện tượng tắc nghẽn

Dùng hóa chất

Sử dụng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp soda ccunfg hypichlorite

Dùng vôi

Rắc vôi bột vào trong nước

Dùng hạt nâng pH L.S

Sử dụng cho các bể lọc hở hay lọc áp lực với hướng lọc từ trên xuống dưới.

Cần bổ sung hạt sau khoảng thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước)

Sử dụng vôi giúp xử lý nước có độ pH cao

Sử dụng vôi giúp xử lý nước có độ pH cao

Mua máy đo độ pH chất lượng, giá tốt hiện nay

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, VietChem đang là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung ứng hóa chất, các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm trong đó có sản phẩm máy đo độ pH. Tại đây có đa dạng các mẫu mã với chất lượng đảm bảo cũng như giá thành tốt như

Máy đo độ pH/mV/nhiệt độ với độ phân giải 0,001 - Hanna

Máy đo pH ở dạng bút Trans Instruments

Máy đo để bàn có độ phân giải 0,01 – hanna

Các loại máy đo cho phomat và các sản phẩm từ sữa,…

Trên đây là những thông tin về độ pHVietChem đã tổng hợp, hy vọng đã mang đến tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm máy đo độ pH tại công ty chúng tôi, quý khách vui lòng xem trên website vietchem.com.vn hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0826 010 010. Đội ngũ chuyên viên tại đây sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách tốt nhất.

Bài viết liên quan

Isopren | Tính chất, ứng dụng, so sánh với một số hóa chất khác

Isopren, hay 2-methyl-1,3-butadien, là một hợp chất hóa học quan trọng, giữ vai trò cốt lõi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp đến các ứng dụng trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm, isopren xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Nhờ vào tính chất hóa học độc đáo và khả năng ứng dụng rộng rãi, isopren ngày càng được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng của isopre.

0

Xem thêm

Hydroquinone là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng an toàn

Hydroquinone là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học và công nghiệp hóa học. Với khả năng làm sáng da và điều trị các tình trạng sắc tố, hydroquinone đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng hydroquinone cũng tiềm ẩn một số rủi ro và cần được hiểu rõ trước khi áp dụng.

0

Xem thêm

Butadien (C₄H₆) | Tầm quan trọng và ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất

Butadien (C₄H₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocarbon với cấu trúc hóa học độc đáo, bao gồm hai liên kết đôi trong một mạch carbon gồm bốn nguyên tử. Là một hóa chất nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, butadien không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polymer và cao su tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho hàng loạt sản phẩm thiết yếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm, quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của butadien

0

Xem thêm

Tìm hiểu về Axit Butyric, Ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp

Axit Butyric, hay còn gọi là acid butyric, là một axit béo chuỗi ngắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ vai trò trong ngành thực phẩm như tạo hương và chất bảo quản, đến tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong y học, axit butyric đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hợp chất hóa học độc đáo này và tiềm năng phát triển trong tương lai!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544