• Thời gian đăng: 10:45:47 AM 20/12/2021
  • 0 bình luận

Tìm hiểu quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước tinh khiết

Hệ thống xử lý nước tinh khiết được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chế biến, thực phẩm, khách sạn, nhà hàng,… Nó giúp xử lý các nguồn nước máy, nước mưa, nước giếng khoan,… mang đến nguồn nước hoàn toàn tinh khiết, đạt các chỉ tiêu trên thế giới về nước uống.

I. Hệ thống xử lý nước tinh khiết là gì?

Hệ thống xử lý nước tinh khiết là tập hợp gồm những linh kiện, thiết bị,… nhằm tạo ra nguồn nước sạch đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng. Nước sau quá trình lọc sẽ được loại bỏ lên đến 99% vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ, muối hòa tan, khoáng và kim loại nặng.

Một sơ đồ về hệ thống xử lý nước tinh khiết

Một sơ đồ về hệ thống xử lý nước tinh khiết

II. Quy trình hệ thống xử lý nước tinh khiết diễn ra như thế nào?

1. Thu thập

Nước phục vụ cho nhà máy xử lý nước thành phố thường bắt nguồn từ sông, hồ hoặc hồ chứa cục bộ. Do đó cần có phương pháp để có thể đưa lượng nước này tới nhà máy xử lý nước.

Thông thường, một loạt các máy bơm cùng đường ống sẽ vận chuyển nước đến nhà máy xử lý. Tại đây, máy bơm lớn được sử dụng nhằm chuyển nước lên cơ sở xử lý. Các cơ sở xử lý thường được thiết kế để có thể sử dụng dòng nước với trọng lực càng nhiều càng tốt nhằm giảm chi phí bơm.

Hòa tan nước ngầm cùng nước mặt là phương pháp thường dùng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng.

2. Sàng lọc và làm căng

Trong nước có chứa các vật liệu khác nhau như thực vật, rác, vi sinh vật,… Chúng có thể là hữu cơ hoặc vô cơ, hòa tan hay lơ lửng,… có khả năng gây ảnh hưởng đến thiết bị trong quá trình xử lý. Do vậy, quy trình đầu tiên trong xử lý nước thông thường chính là công đoạn sàng lọc và lọc những vật phẩm lớn hơn.

Để làm được điều này, người ta thường dùng màn kim loại lớn hay còn được gọi là màn thanh, đặt ở trước cửa lấy nước. Các vật chất lớn sẽ bị kẹt lại trên màn khi nước đi qua tấm màn này.

3. Bổ sung hóa chất

Sau giai đoạn sàng lọc, người ta sẽ tiến hành thêm các hóa chất vào để giúp các hạt lơ lửng, trôi nổi được kết lại với nhau tạo ra các hạt gelatin năng hơn, lớn hơn.

Trong quá trình này, một hóa chất sẽ được thêm vào phản ứng với độ kiềm tự nhiên trong dung dịch nhằm tạo kết tủa không hòa tan. Bất kể chất keo tụ hay kết hợp chất keo tụ nào được ứng dụng thì chúng cũng cần phải được hòa kỹ với nước trước khi tạo nên một khối nặng hơn.

4. Làm đông và keo tụ

Một đơn vị hòa tan nhanh thường được dùng, trong đó chất keo tự được thêm vào nước để có thể cung cấp một hỗn hợp nhanh chóng và kỹ lưỡng. Việc hòa tan nước sau đó được làm chậm cho phép nước tiếp xúc với khối hình thành và tăng kích thước. Việc hòa tan liên tục phải diễn ra nhẹ nhàng để khối tăng trưởng và trở nên nặng hơn nhưng vẫn đủ nhanh để giữ nó dưới trạng thái lơ lửng cho tới khi bạn sẵn sàng cho nó lắng xuống trong bể lắng

Quá trình bổ sung hóa chất giúp vật liệu lơ lửng kết thành những hạt lớn hơn được gọi là làm đông hay keo tụ.

5. Đóng cặn và gạn lọc

Sau khi quá trình keo tụ đã hoàn tất, nước sẽ đi đến trung tâm của bể lọc hoặc bể lắng. Tại đây, nước chảy từ trung tâm bể lọc đến răng cưa ở chu vi thiết bị. Khi nước chảy về phía đập, những hạt keo tụ lớn sẽ lắng xuống dưới đáy. Một cái cào sẽ liên tục di chuyển qua đáy bể lắng và thực hiện đưa khối đá lắng xuống trung tâm. Máy bơm được dùng để kéo bùn đã được lắng xuống ra khỏi bể lắng và gửi nó tới một ao lắng (nơi xử lý). Cuối cùng thì nước đi qua đập sẽ được thu thập và đưa đến các bộ lọc.

6. Lọc

Nước đã làm sạch đi vào những bộ lọc từ bên trên. Trọng lực sẽ giúp kéo nước xuống qua các bộ lọc, nơi nó được thu thập trong hệ thống thoát nước ở dưới cùng thiết bị.

Trong các bộ lọc có nhiều loại vật liệu lọc khác nhau, phổ biến nhất là cát và sỏi. Ở nhiều nhà máy hiện nay thường sử dụng than hoạt tính dạng hạt do vật liệu này có khả năng lọc vượt trội.

7. Khử trùng

Nước sau khi đã trải qua quá trình lọc, nó đã trở nên sạch nhất có thể. Tuy nhiên, trong đó vẫn có thể tồn tại vi khuẩn, vi rút. Do vật để đảm bảo các thứ này bị phá hủy, cần thực hiện khử trùng.

Quy trình khử trùng thông dụng nhất thường được sử dụng là khử trùng bằng clo. Các nhà máy nước cần theo dõi nồng độ clo liên tục và thận trọng với nước được xử lý. Họ cần phải thêm đủ clo để có thể đảm bảo khử trùng triệt để cho nước nhưng cũng cần bảo đảm lượng clo không vượt mức, gây vấn để về mùi vị khi giao cho người tiêu dùng

8. Lưu trữ

Nguồn nước sau quá trình khử trùng sẽ được lưu trữ. Việc lưu trữ thường được diễn ra trong một bể chứa dưới lòng đất, cùng có thể tại những bể chứa trên cao. Cần đảm bảo luôn có nguồn cung cấp nước dồi dào trong các trường hợp khẩn cấp.

9. Phân phối

Nước có thể được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các đường ống ngầm. Hệ thống phân phối gồm có máy bơm nước lớn tại nhà máy xử lý nước, bể chứa nước trên cao hay bể ngầm, đường ống lớn, đường ống nhỏ hơn.

Tìm hiểu quy trình của hệ thống xử lý nước tinh khiết

Tìm hiểu quy trình của hệ thống xử lý nước tinh khiết

III. Lợi ích mang lại của hệ thống xử lý nước tinh khiết

  • Giúp loại bỏ hoàn toàn chất chì ra khỏi nước, giúp ngăn chặn một cách hiệu quả những tạp chất kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể con người.
  • Nguồn nước tinh khiết được ứng dụng công nghệ xử lý nước này giúp cho người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kế. Bởi thay vì phải mua các loại nước đóng chai thì nhờ vào công nghệ xử lý nước tinh khiết, bạn có thể sở hữu nguồn nước tinh khiết, an toàn mà không phải tốn kém cho các chi phí này.
  • Nguồn nước tính khiết này có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với trẻ em. Hầu hết trẻ em đều có hệ miễn dịch khá kém nên khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Đối với nước uống tinh khiết, nó không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
  • Công nghệ xử lý nước uống tinh khiết này có thể loại bỏ lên đến 99,9% vi khuẩn có trong nước, mang đến nguồn nước đạt chuẩn chất lượng cho con người.
Hệ thống xử lý nước tinh khiết giúp loại bỏ lên đến 99,9% vi khuẩn có trong nước

Hệ thống xử lý nước tinh khiết giúp loại bỏ lên đến 99,9% vi khuẩn có trong nước

IV. Một số công nghệ xử lý nước tinh khiết phổ biến hiện nay

1. Công nghệ thẩm thấu ngược RO

1.1. Đặc điểm

Màng lọc RO (Reverse Osmosis) hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược bằng việc đẩy nước dưới áp lực cao thông qua màng bán thấm. Nhờ vậy, các thành phần hóa học cùng các kim loại và tạp chất,… có trong nước được loại bỏ ra bên ngoài theo đường thải).

Sơ đồ ứng dụng công nghệ RO trong xử lý nước tinh khiết

Sơ đồ ứng dụng công nghệ RO trong xử lý nước tinh khiết

1.2. Cơ chế hoạt động

  • Công nghệ này sử dụng bơm tạo áp suất lớn trong việc dẫn nước qua màng bán thẩm khi tiến hành loại bỏ tạp chất, do vậy nước được lọc sạch. Hệ thống sử dụng van cùng đường ống dẫn nước, phù hợp với tiêu chuẩn nước RO. Van có một ống được gắn vào phía trước của bộ lọc RO đầu vào. Đây là nguồn nước của hệ thống xử lý nước RO.
  • Nước phải được đi vào bộ lọc trước khi qua màng RO. Các cặn bẩn lớn được lọc sơ bộ sau đó mới đến bộ lọc cacbon. Những bộ lọc này có tính chất bảo tồn màng RO bằng việc loại bỏ bùn cát, bụi bẩn cùng các cặn bã khác có khả năng gây tắc nghẽn màng RO.
  • Màng RO là loại màng bán thấm cho phép các phân tử nước có thể đi qua nhưng không phải là muối hòa tan hay chất hữu cơ, vi khuẩn, pyrogens. Nước được đưa qua màng RO, sau đó sẽ được cấp vào bồn chứa lưu trữ nước đã qua xử lý.

1.3. Ưu điểm khi sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO trong xử lý nước tinh khiết

  • Công nghệ mang đến hiệu quả cao trong lọc nước, loại bỏ muối, kim loại nặng, chất gây ô nhiễm cùng các tạp chất khác nhằm cải thiện màu sắc, mùi vị, tính chất khác của nước.
  • Cho hiệu quả về xử lý nước công nghiệp, xử lý nước đô thị, hộ gia đình. Màng RO phù hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm: nước nhiễm đá vôi, nitrat, sunfat, urani, muối, natri clorua, chất rắn hòa tan.

1.4. Ứng dụng của công nghệ RO trong hệ thống xử lý nước uống tinh khiết

Đây là phương pháp thuận tiện và kính tế nhất trong làm sạch nước, được ứng dụng trong sản xuất nước uống tinh khiết dùng để uống trực tiếp, nước đóng chai, nấu ăn,…

Ngoài ra, công nghệ RO còn được ứng dụng trong sản xuất linh kiện thiết bị điện tử, xi mạ,..

2. Công nghệ EDI

2.1. Công nghệ EDI là gì?

Đây là công nghệ dùng trong xử lý nước sử dụng kết hợp dòng điện với màng trao đổi ion và hạt nhựa để khử khoáng và loại bỏ nhưng chất hòa tan khỏi nước.

2.2. Ưu điểm

Hữu ích cho bất cứ ứng dụng nào yêu cầu loại bỏ những tạp chất nước liên tục, kinh tế mà không cần sử dụng đến hóa chất nguy hiểm với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Thao tác đơn giản, liên tục
  • Hoàn toàn loại bỏ hóa chất cho tái sinh
  • Chi phí về vận hành và bảo trị hiệu quả
  • Tiêu thụ ít điện năng
  • Không gây ô nhiễm, an toàn, đáng tin cậy
  • Đòi hỏi rất ít về van tự động hãy những dãy điều khiển phức tạp cần sự giám sát của nhà điều hành
  • Tốn ít diện tích không gian
  • Tạo ra nước có độ tinh khiết cao trong một dòng chảy liên tục
  • Cung cấp loại ỏ hoàn toàn những hạt vô cơ hòa tan
  • Kết hợp cùng xử lý nước thẩm thấu ngược cho hiệu quả loại bỏ ion từ nước cao hơn 99,9%

2.3. Ứng dụng

Được sử dụng phổ biến trong sản xuất nước cất, nước siêu tinh khiết trong các ngành xử lý chất bán dẫn, vi điện tử hay điện, dược phẩm.

3. Hạt nhựa trao đổi ion

3.1. Đặc điểm

Thông qua quá trình trao đổi của các hạt nhựa trao đổi ion, khoáng chất trong nước được loại bỏ.

Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion trong xử lý nước cứng

Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion trong xử lý nước cứng

3.2. Ứng dụng

Được ứng dụng trong sản xuất nước mềm, nước khử khoáng trong các ngành y tế, thực phẩm. điện tử, dược phẩm,..

Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước tinh khiết mà VietChem đã tổng hợp. Hãy để lại bình luận ngay dưới của bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0826 010 010 để được tư vấn, giải đáp rõ hơn các vấn đề liên quan nhé và đừng quên truy cập website vietchem.com.vn để đón đọc nhiều bài viết thú vị khác.

Bài viết liên quan

Caprolactam là gì? Ứng dụng quan trọng trong đời sống

Trong thế giới công nghiệp hóa chất, caprolactam nổi bật như một hợp chất không thể thiếu trong sản xuất tơ nylon-6. Với cấu trúc đặc biệt và khả năng ứng dụng rộng rãi, caprolactam đóng vai trò trung tâm trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp dệt may, nhựa đến các vật liệu kỹ thuật tiên tiến. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá sâu hơn về hành trình của caprolactam – từ nguồn gốc, quá trình sản xuất đến ứng dụng và xu hướng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Isopren | Tính chất, ứng dụng, so sánh với một số hóa chất khác

Isopren, hay 2-methyl-1,3-butadien, là một hợp chất hóa học quan trọng, giữ vai trò cốt lõi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp đến các ứng dụng trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm, isopren xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Nhờ vào tính chất hóa học độc đáo và khả năng ứng dụng rộng rãi, isopren ngày càng được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng của isopre.

0

Xem thêm

Hydroquinone là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng an toàn

Hydroquinone là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học và công nghiệp hóa học. Với khả năng làm sáng da và điều trị các tình trạng sắc tố, hydroquinone đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng hydroquinone cũng tiềm ẩn một số rủi ro và cần được hiểu rõ trước khi áp dụng.

0

Xem thêm

Butadien (C₄H₆) | Tầm quan trọng và ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất

Butadien (C₄H₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocarbon với cấu trúc hóa học độc đáo, bao gồm hai liên kết đôi trong một mạch carbon gồm bốn nguyên tử. Là một hóa chất nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, butadien không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polymer và cao su tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho hàng loạt sản phẩm thiết yếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm, quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của butadien

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544