Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Muối tinh khiết là loại muối phổ biến và vô cùng quen thuộc với con người. Chúng ta sử dụng muối mỗi bữa ăn hàng ngày và nó cũng là nguyên liệu phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Cách để tạo ra muối tinh khiết có lẽ là điều mà nhiều người thắc mắc. Vậy nên trong bài viết này, VIETCHEM sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về muối, cách sản xuất và những ứng dụng quan trọng của muối trong thực tiễn.
Tham khảo sản phẩm natri clorua 99 % tại đây
Muối tinh khiết (hay còn gọi là muối ăn, muối, muối natri clorua, muối mỏ hay halua) là hợp chất với công thức hóa học NaCl. Natri clorua chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào.
Muối tinh khiết có nguồn gốc từ đâu
Muối NaCl một phần xuất phát từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy biển. Tuy nhiên, phần lớn muối có nguồn gốc trên đất liền.
Nước ngọt từ những cơn mưa không ở dạng tinh khiết 100% -> Nó hòa tan CO2 trong khí quyển trước khi rơi xuống đất -> Nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận đường thoát nước trong khu vực -> Tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển -> Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo -> Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo ra muối.
NaCl là chất rắn kết tinh không màu hoặc màu trắng
Hàng năm có khoảng 200 triệu tấn muối tinh khiết được tiêu thụ cho công nghiệp:
2.3. Natri Clorua trong thực phẩm
Natri Clorua là một thành phần vô cùng quan trọng và được dử dụng phổ biến làm gia vị, chất bảo quản thực phẩm:
Dùng muối ướp thực phẩm tươi sống như cá, tôm... để giữ độ tươi
2.4. Natri Clorua trong y tế
Tại các nước hàn đới, người ta sử dụng một lượng lớn muối để làm tan băng, tuyết trên đường. Với nồng độ 23.3% và nhiệt độ thấp nhất là -21.2 độ C, muối có thể làm tan băng. Nhiệt độ tốt nhất để muối làm tan được băng là 0 độ C.
Ở Mỹ, gần 40% sản lượng muối được sử dụng cho công việc này.
HCl + NaOH → NaCl + H20
Na2Cr2O7 + 14HCl→ 2NaCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H20
2NaOH (nguội, loãng) + Cl2 → NaCl + NaClO + H20
5NaOH (nóng) + 3Cl2 → NaClO3 + 3H20 + 5NaCl
2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
2NaClO3 ( xúc tác MnO2, đun nóng) → 2NaCl + 3O2
Phương pháp sản xuất muối tinh khiết
Ngày nay, người ta chủ yếu sản xuất muối ăn (NaCl) bằng phương pháp cô đặc dung dịch chứa NaCl. Nước biển chính là dung dịch phổ biến nhất chứa NaCl. Do đó, phương pháp chính để sản xuất muối ăn ở nước ta là cô đặc nước biển. Bởi lẽ đó, nhiều người dân Việt Nam vẫn gọi muối ăn là muối biển.
Muối biển được sản xuất ở các vùng khác nhau có màu tinh thể khác nhau do sự khác biệt về thành phần nước biển, điều kiện thổ nhưỡng.
Cát có diện tích riêng lớn, lợi dụng đặc tính này của cát người ta đã sử dụng cát làm tăng diện tích mặt thoáng của nước biển để có lượng nước ngọt bay hơi lớn khi sản xuất muối ăn từ nƣớc biển. Vì vậy, trong sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thì cát được gọi là chất môi giới cho sự bay hơi.
Để lấy nước biển sản xuất muối, các đồng muối phơi cát thường tận dụng chiều cao thủy triều để lấy nước tự lưu qua cống nghênh hay còn gọi là cống đón nước thủy triều.
Khi nước biển bị bay hơi nước ngọt thông qua cát phơi (quá trình được thực hiện trên ruộng hay còn gọi là sân phơi cát), nước biển tăng dần nồng độ, đến khi nồng độ của nước biển trong lớp cát phơi đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa đối với NaCl thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn và bám vào hạt cát (người ta gọi quá trình này là quá trình muối kết tụ vào cát phơi).
Quá trình kết tinh khi sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát chỉ diễn ra trong vòng một ngày (buổi sáng đưa nước cái lên phơi tại ô kết tinh, chiều tối thu muối).
Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thường tạo ra sản phẩm muối biển có hàm lượng NaCl khoảng 80% về khối lượng. Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát tại nước ta có sản lượng và chất lượng sản phẩm muối biển thấp (chỉ sử dụng cho các yêu cầu của đời sống sinh hoạt). Phương pháp này giữ được hầu như toàn bộ các chất, hợp chất vi lượng có trong thành phần nước biển ban đầu.
Sản xuất muối tinh khiết bằng phương pháp phơi cát
Trong thực tế có nhiều vùng điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên thuận lợi và ổn định trong thời gian dài, ở những vùng này để sản xuất muối biển người ta chỉ việc đưa nước biển vào phơi ở các ô ruộng đã được xử lý về độ thấm nước của nền ô ruộng.
Quá trình phơi nước biển tại ô ruộng sẽ làm nước biển tăng dần nồng độ (hàm lượng NaCl tăng dần). Nước biển dần đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn.
Đầu tiên là những mầm tinh thể muối ăn được hình thành từ nước chạt quá bão hòa rồi những mầm tinh thể muối ăn lớn dần do quá trình phơi vẫn tiếp tục nên tinh thể muối được hình thành từ những mầm tinh thể muối ăn lớn dần đến độ trưởng thành.
Nhiều tinh thể muối được hình thành sẽ tạo nên lớp muối, độ dày của lớp muối phụ thuộc vào thời gian kết tinh muối dài hay ngắn (chu kỳ kết tinh muối dài hay ngắn).
Sản xuất muối ăn bằng phương pháp phơi nước
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào nồi nấu muối, ở Việt Nam các nồi này thường làm bằng tôn, sau đó sử dụng than để đun nóng, làm bay hơi nước ngọt.
Ưu điểm của phương pháp này là tạo được nhiều loại sản phẩm muối, giải quyết được lượng muối chất lượng kém, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giúp người làm muối dễ dàng chủ động trong việc sản xuất muối.
Tuy nhiên phương pháp này sử dụng than để đốt nên gây tốn kém chi phí, đẩy giá muối tăng cao trong khi sản lượng muối thu được lại thấp. Việc dùng than làm chất đốt cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt môi trường không khí.
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào thiết bị nồi nấu muối, sử dụng hơi nước bão hòa để cung cấp năng lượng làm bay hơi nước ngọt.
Phương pháp này cũng tạo ra được nhiều loại muối khác nhau, có chất lượng tốt và tăng sự chủ động trong sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất này đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, tốn năng lượng nhân tạo là hơi nước bão hòa nên giá thành khá cao, sản lượng muối được tạo ra không cao.
Trong thùng điện thẩm tích người ta lắp xen kẽ những màng trao đổi ion âm và dương có tính lựa chọn cao với Na+ và Cl-. Dưới tác dụng của màng trao đổi này, khi thùng điện thẩm tích làm việc, nước muối có nồng độ cao và nước ngọt sẽ được tách ra 2 ngăn riêng biệt.
Mỏ muối 250 năm dưới đáy biển đẹp mê li
Tiến hành khoan sâu vào lòng đất, nơi phát hiện ra một trữ lượng vỉa muối đáng kể, cách 1- 2m, sau đó bơm nước vào lỗ khoan để ngâm chiết vỉa muối, tổ chức đường thu nước chạt độ mặn cao. Cô đặc nước chạt này để thu muối.
Muối được tạo ra từ các phương pháp trên có chứa nhiều tạp chất cơ học và hóa học. Để thu được sản phẩm NaCl sạch hơn cần phải tinh chế lại.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, VietChem tự hào là nhà phân phối muối natri clorua tinh khiết hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm chất lượng đến từ nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.... với chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Tất cả các sản phẩm do VietChem cung cấp không chỉ có chất lượng tốt mà còn có mức giá rất phải chăng, đặc biệt có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng với số lượng lớn.
Với hệ thống hơn 70 xe tải và đội ngũ nhân viên giao hàng nhiệt tình, nhanh nhẹn, quý khách hàng sẽ nhanh chóng được giao tận tay sản phẩm ngay sau khi hoàn thành các thao tác đặt mua hàng. Quý khách có thể đặt mua qua website http://vietchem.com.vn hoặc gọi đến HOTLINE 0826 010 010 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc và báo giá sớm nhất.
Xem thêm:
Bài viết liên quan
Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.
0
Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.
0
Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!
0
Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0867 192 688
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận