• Thời gian đăng: 13:54:34 PM 30/01/2023
  • 0 bình luận

Nước cấp là gì? Cách xử lý nguồn nước cấp

Nước cấp là gì? Câu hỏi này đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Do nguồn nước sông rạch bị ô nhiễm nặng nên người dân nông thôn sử dụng nước máy ngày càng nhiều. Tuy nhiên phần lớn các trạm cấp nước ngầm trực tiếp đến hộ dân sử dụng chứ không xử lý hoặc hệ thống đường ống dẫn bằng sắt có chất lượng kém. Vì vậy trong nước thường trong tình trạng nhiễm phèn nặng, gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. 

1. Nước cấp là gì?

Nước cấp là nước được cấp cho người sử dụng sau khi trải qua các quá trình xử lý tại các nhà máy và được làm sạch bằng các công nghệ hiện đại. Hiện nay, nước cấp được chia thành hai loại, đó là nước cấp dành cho hoạt động ăn uống và nước cấp dành cho hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Khác với nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ, nước ngầm hoặc nước mưa... nước cấp là nguồn nước đã được làm sạch bằng các công nghệ hiện đại. Trước khi được đưa vào sử dụng nhà máy luôn có các quá trình kiểm nghiệm, kiểm soát các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn. 

nuoc-cap-la-gi

Nước cấp là gì? 

2. Sử dụng nước chưa qua xử lý có ảnh hưởng gì?

Nếu người dân sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các ao, hồ, kênh, rạch chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất phát từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, tiêu biểu là các bệnh trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, viêm gan…

Không những thế, trong các nguồn nước chưa được xử lý cũng không kiểm soát được hàm lượng tạp chất trong nước, những kim loại nặng, các chất độc hại… Nếu người dân sử dụng trực tiếp nguồn nước đó lâu ngày sẽ mắc các bệnh mãn tính về thần kinh, tim mạch, huyết áp, tiêu hóa… Các căn bệnh ung thư quái ác trên da, máu do sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng đang ngày càng gia tăng. 

o-nghiem-nguon-nguon-co-anh-huong-nhu-the-nao

Nguy hiểm khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm 

3. Chất lượng nguồn nước cấp tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam phần lớn người dân đều đang được sử dụng nguồn nước máy đã được xử lý. Tuy nhiên theo báo cáo thống kê của Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Việt Nam ta còn là một nước ‘’thiếu nước sạch’’. Vẫn còn rất nhiều khu vực chưa có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt như ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở hay ở các đảo xa, vùng đất trũng… rất khó để có thể lắp đặt các hệ thống xử lý nước.

Theo Quy chuẩn Việt Nam có quy định rất rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt tại các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cụ thể bao gồm về màu sắc, độ trong, mùi vị, độ pH, nồng độ các chất (Fe2++, Fe3+, Amoni, Clo, Florua,,,,), các chỉ số TDS,... Nguồn nước cấp cần đạt các tiêu chuẩn trên mới được cấp cho người dân sử dụng. 

Bên cạnh các kiểm soát của nhà máy thì người dân cũng cần nâng cao ý thức để bảo vệ nguồn nước sạch sử dụng. Không nên sử dụng các nguồn nước từ giếng, ao, hồ phục vụ cho hoạt động ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời có thể sử dụng thêm các máy lọc nước để nguồn nước sử dụng được an toàn hơn. 

tieu-chuan-nuoc-sinh-hoat

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 

4. Nguyên tắc lựa chọn nguồn nước và phương pháp xử lý 

Nguyên tắc lựa chọn một nguồn nước rất quan trọng trong việc xử lý nước cấp giúp đem đến hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm chi phí trong quá trình xử lý.

Để có một phương pháp xử lý nước hiệu quả nhất có thể dựa vào những yếu tố sau:

  • Chất lượng của nước nguồn (nước thô) trước khi xử lý.
  • Chất lượng của nước sau khi đã xử lý.
  • Công suất của nhà máy nước.
  • Điều kiện kinh tế kỹ thuật.
  • Điều kiện của địa phương.

Do đó dựa vào những yếu tố trên, địa phương cũng như các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xử lý nước một cách tốt nhất, để vừa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng lại phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

5. Quy trình xử lý nước cấp

Quy trình xử lý nước cấp được thể hiện qua sơ đồ sau: 

Bước 1: Dùng song chắn và làm thoáng

Nguồn nước đầu vào sẽ được cho đi qua song chắn rác để lọc các rác thải thô có kích thước lớn, chất căh bã, bùn cát trước khi đi vào bể chứa nước.  

Tiếp đến bể sẽ được sục khí để khử mùi, diệt một số các loại vi khuẩn cũng như tăng pH của nước. 

Bước 2: Quá trình tạo bông cặn và keo tụ

Tại đây nhà máy sẽ sử dụng các hóa chất để kết dính các tạp chất, chủ yếu dùng phèn nhôm hoặc PAC. Các tạp chất hòa tan trong nước sẽ kết dính với nhau tạo các hạt to, nặng và lắng đọng xuống dưới đáy bể trên bề mặt của lớp vật liệu lọc

Bước 3: Bể lắng cát, loại bỏ bùn

Sau khi loại bỏ các tạp chất phía trên thì loại tiếp lớp bùn lắng đọng xuống dưới bằng máy bơm. Bùn sau khi hút ra ngoài được nén lại và dùng làm phân bón

Bước 4: Lọc bể cát chậm và lọc bể cát nhanh

Tiếp tục xử lý các vi sinh vật, tạp chất còn lại trong nguồn nước bằng nhiều công đoạn. 

Bước 5: Khử trùng

Tại đây sẽ sử dụng hóa chất để loại bỏ vi sinh vật có hại, gây bệnh còn sót lại trong nước trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Có thể sử dụng các hóa chất có tính khử trùng để làm sạch nước hoặc chiếu tia UV. Hiện nay các nhà máy ưu tiên sử dụng các dạng hóa chất chứa Clo để khử trùng nước do chi phí thấp, dễ sử dụng mà cho hiệu quả tốt.

Bước 6: Cấp nước cho người sử dụng

Sau các quá trình xử lý trên, nước sẽ được đưa đến các trạm bơm để dẫn nước đến các khu dân cư, văn phòng để cho người dân sử dụng. 

quy-trinh-xu-ly-nuoc-sinh-hoat-tu-nuoc-song

Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước sông

Như vậy qua bài viết trên đã giúp mọi người hiểu được về nước cấp là gì, quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt. Hiện nay VIETCHEM của chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ giải pháp về xử lý nước cũng như phân phối các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước. Nếu khách hàng muốn tìm hiểu thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0826 010 010 hoặc truy cập trực tiếp website vietchem.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Niobium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong ngành công nghiệp hiện đại

Niobium – nguyên tố kim loại tưởng chừng xa lạ – lại đóng vai trò thiết yếu trong các công nghệ hiện đại nhất thế giới, từ hợp kim siêu bền cho ngành hàng không, hệ thống đường ống dầu khí, cho đến siêu dẫn lượng tử và thiết bị điện tử cao cấp. Dù trữ lượng không nhiều, niobium được coi là kim loại chiến lược mà nhiều quốc gia đang tranh giành để đảm bảo an ninh công nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá từ tính chất, nguồn gốc, ứng dụng cho đến tiềm năng phát triển vượt bậc của nguyên tố Niobium.

0

Xem thêm

Selenium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò thiết yếu trong công nghiệp và sức khỏe

Selenium – hay còn gọi là Selen – là một nguyên tố hóa học độc đáo: vừa là vật liệu công nghiệp quan trọng, vừa là vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sống, nhưng cũng có thể trở thành chất độc nếu vượt quá liều lượng. Được sử dụng trong thủy tinh, chất bán dẫn, pin mặt trời, nông nghiệp và y học, selenium hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ đặc tính hóa học, nguồn gốc đến các ứng dụng và tác động của selenium trong nhiều lĩnh vực.

0

Xem thêm

Tellurium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp hiện đại

Tellurium – nguyên tố đứng thứ 52 trong bảng tuần hoàn – không nổi bật về mặt truyền thông, nhưng lại là trụ cột thầm lặng của ngành công nghiệp hiện đại. Từ các hợp kim đặc chủng, vi mạch điện tử, đến tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao, tellurium đóng vai trò then chốt mà ít người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá một cách toàn diện về tellurium: đặc tính khoa học, ứng dụng công nghiệp, thách thức về nguồn cung và tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Astatine là gì? Tính chất, ứng dụng tiềm năng và bí ẩn của nguyên tố hiếm nhất hệ tuần hoàn

Astatine – nguyên tố có lẽ chưa bao giờ bạn nghe đến – là một trong những bí ẩn lớn nhất của hóa học hiện đại. Với trữ lượng siêu hiếm và thời gian tồn tại cực ngắn, astatine không thể được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, chính sự "tàng hình" ấy lại ẩn chứa tiềm năng y học đột phá: tiêu diệt ung thư bằng chính năng lượng của hạt nhân nguyên tử. Hãy cùng đi sâu vào một nguyên tố vừa ít ai biết đến, vừa có thể thay đổi y học thế giới trong tương lai gần.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 003 959

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0988 003 959 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544