Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Hình ảnh một số loại đất hiếm
Kể từ cuối tháng 9, khi quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng, người ta thấy Trung Quốc đã tung ra một chiêu mới hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Có vẻ như thứ “vũ khí” này tỏ ra có hiệu quả ngay, khiến Tokyo phải vội vàng đi tìm nguồn cung ứng đất hiếm mới, một nguyên liệu không thiếu được cho lĩnh vực công nghệ cao.
Hiện Trung Quốc nắm giữ 97% sản lượng toàn cầu của 17 kim loại đất hiếm và cũng chiếm 60% lượng tiêu thụ. Từ năm 2005, Bắc Kinh đã bắt đầu giảm 10% lượng đất hiếm xuất khẩu mỗi năm. Nhưng tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đột ngột cắt giảm 72% định mức xuất khẩu cho cuối năm 2010. Từ tháng 8, những tranh luận về quyết định hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc được hâm nóng dần. Hiện tượng này ngay lập tức đã thổi giá đất hiếm lên cao. Về phần mình Bắc Kinh giải thích việc siết chặt cung cấp đất hiếm ra bên ngoài là nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước cũng đang rất cần đến các kim loại hiếm. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bác bỏ một tường thuật của chính báo China Daily là Bộ sẽ cắt giảm 30% hạn ngạch vào năm tới để ngăn chặn khai thác quá mức.
Nhưng thực tế là nguồn cung ứng nguyên liệu này cho các thị trường chủ chốt đã giảm bớt đáng kể. Và không chỉ có Nhật Bản nháo nhào.
Nhật Bản, nước nhập khẩu đến gần 60% lượng đất hiếm từ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nhất từ động thái của Bắc Kinh. Thậm chí, một quan chức cấp caoNhật Bản đã báo động rằng nếu đà này tiếp tục, kho dự trữ đất hiếm của Nhật có nguy cơ bị cạn kiệt ngay vào tháng 3 năm tới. Tiếng chuông báo động cũng được gióng lên tại Mỹ, nơi nhập gần 20% đất hiếm của Trung Quốc, hay tại Hàn Quốc, châu Âu, cụ thể là tại Pháp, thị trường chiếm tới 6% xuất khẩu nguyên liệu Trung Quốc.
Lẽ dĩ nhiên, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên nghĩ đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp đất kiếm. Trước mắt, Tokyo tìm cách mua thêm đất hiếm từ một số nhà sản xuất khác như tại Mông Cổ hay Mỹ. Hàn Quốc cũng không ngồi yên. Seoul đã nghĩ đến khả năng hợp tác tay ba với Tokyo và Washington để tìm nguồn cung ứng khác ngoài Trung Quốc.
Tại châu Âu, Đức cũng đã ban hành một loạt biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng đất hiếm, như đặt mua tại Mỹ, Namibia hay Mông Cổ. Riêng Mỹ thì ngay từ hạ tuần tháng 9 cũng đã cho rằng cần phải phá vỡ thế độc quyền hiện nay của Trung Quốc trên loại sản phẩm này. Ngày 20/10, các quan chức thương mại Mỹ cho biết họ đang xem xét một điều tra của tờ báo New York Times rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các lô hàng đất hiếm vào Mỹ và châu Âu. Trích dẫn nguồn tin công nghiệp ẩn danh, tờ báo cho biết các quan chức hải quan Trung Quốc đã gia tăng hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.
Tên gọi là “đất hiếm” nhưng trên thực tế loại khoáng sản này cũng không hiếm lắm. Việc khai thác đất hiếm chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, nhưng thực tế thì nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Autralia, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brazil hay Mông Cổ.
Sở dĩ tiếng chuông báo động được cả thế giới gióng lên, đó là vì đất hiếm đã trở thành loại nguyên liệu tối cần thiết cho các ngành công nghệ mũi nhọn tại các quốc gia phát triển. Các kim loại đất hiếm gồm 17 nguyên tố hóa học và mỗi nguyên tố này có cách sử dụng, giá trị và trữ lượng khác nhau. Trong số 17 nguyên tố trên, neodymium và dysprosium là hai nguyên tố có giá trị cao hiện nay bởi vì, chúng được sử dụng trong các xe ô tô và môtơ trong các đồ điện gia dụng. Hai nguyên tố này tuyệt đối cần thiết cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhưng chỉ cần có một lượng vô cùng nhỏ các nguyên tố này bổ sung vào sắt để sản xuất các sản phẩm trên. Ngược lại, người ta phải sử dụng một số lượng lớn hai nguyên tố cerium và lanthanum để sản xuất các sản phẩm như kính chống tia UV của ô tô hoặc các nhà cao tầng, làm chất xúc tác cho các khí thải, các linh kiện điện tử và lọc dầu.
Dysprosium được sử dụng trong các động cơ motor
Theo kết luận của các nhà khoa học, đất hiếm ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Các kim loại này có thể là vũ khí kinh tế của thế kỷ XXI.
Trong thời gian trước đây, do các phí tổn khai thác đất hiếm quá cao, lại lo sợ trước các tác hại đối với môi trường, các nước phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, đã đình chỉ sản xuất đất hiếm để dựa vào nguồn cung ứng dồi dào và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Có điều là với thời gian, họ đã để cho Trung Quốc mặc nhiên độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm. Đến mức là đất hiếm tại Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới, nhưng vào năm 2009, họ đã làm ra 97% lượng đất hiếm xuất khẩu trên toàn thế giới.
Các nước châu Âu đang đứng trước thực trạng báo động: sự phát triển kinh tế của EU đang bị đe dọa bởi nguồn cung các loại nguyên liệu khoáng chất chiến lược vì khu vực này bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung. Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, tiêu thụ 1/5 sản lượng đất hiếm thế giới, giờ đây cũng đang tìm kiếm thăm dò những dự án tại Kazakhstan hay Việt Nam. Nhưng tất cả các mỏ kể trên chỉ có thể thực sự đi vào khai thác sau năm 2014. Từ nay đến đó, các nhà công nghiệp phương Tây có lẽ sẽ phải đôi ba lần toát mồ hôi hột vì nhu cầu của thế giới về đất hiếm sẽ còn tăng gấp đôi trong 5 năm tới.
Bài viết liên quan
Thuốc thử Tollens là một loại thuốc thử hóa học quen thuộc trong phòng thí nghiệm, đặc biệt trong việc nhận diện các hợp chất aldehyde. Với phản ứng đặc trưng "gương bạc", thuốc thử này đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà hóa học. Hãy cùng Vietchem khám phá công thức, cách điều chế và ứng dụng của thuốc thử Tollens qua bài viết dưới đây.
0
Thuốc thử Fehling là một trong những công cụ quan trọng trong hóa học phân tích, đặc biệt là để nhận biết đường khử như glucose. Bài viết này sẽ đi sâu vào định nghĩa, công thức, thành phần của Fehling A và B, cũng như các ứng dụng thực tiễn của thuốc thử Fehling trong công nghiệp và y học.
0
Khuẩn lạc là một trong những khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong vi sinh học. Việc hiểu rõ về khuẩn lạc, cách phân loại và đếm chúng giúp nghiên cứu, chẩn đoán và sản xuất sinh học trở nên hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khuẩn lạc trong bài viết dưới đây!
0
Để duy trì môi trường chuồng trại sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe vật nuôi, việc khử trùng chuồng trại là bước không thể thiếu trong chăn nuôi. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại thuốc khử trùng chuồng trại, cách sử dụng hiệu quả và các biện pháp vệ sinh an toàn cho vật nuôi.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Phạm Quang Tú
Hóa Chất Công Nghiệp
0869 587 886
tuphamquang@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận