• Thời gian đăng: 16:58:25 PM 21/07/2022
  • 0 bình luận

USP là gì? Hướng dẫn tạo USP sản phẩm theo 5 bước đơn giản

USP là một trong những lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nắm vững khái niệm USP là gì, USP sản phẩm là gì sẽ giúp người làm Marketing và Giám đốc kinh doanh tự tạo USP cho sản phẩm của mình để cạnh tranh với đối thủ và chiếm lĩnh được thị trường.

1. Định nghĩa USP là gì?

usp-la-gi-1

Định nghĩa usp của sản phẩm là gì?

USP là viết tắt của từ Unique Selling Point tạm dịch là “điểm bán hàng độc nhất”. Đây là một thuật ngữ trong kinh doanh chỉ về lợi thế của một sản phẩm hay một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Dựa vào USP của sản phẩm mà người dùng sẽ ưu tiên lựa chọn món hàng hấp dẫn hơn thông qua các tiêu chí: Sản phẩm đầu tiên trên thị trường, giá cả thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm độc quyền,…

Hiểu một cách đơn giản USP sản phẩm là cách để một doanh nghiệp có thể nổi bật giữa hàng ngàn các đối thủ khác bằng việc tạo ra giá trị độc nhất – những thứ mà các doanh nghiệp khác không thể làm được.

Ví dụ, bạn đang là một người bán mỹ phẩm, bạn quảng bá với khách hàng rằng “mỹ phẩm của bạn chiết xuất 100% từ cây hoa cúc khác biệt với tất cả các loại sản phẩm khác trên thị trường” thì đó chính là USP khiến khách hàng ấn tượng, nổi bật hơn so với những người bán khác.

Tóm lại, USP là những gì bạn có mà đối thủ không thể có, một Unique Selling Point tốt chỉ cần đảm bảo yếu tố ngắn gọn, súc tích, ý nghĩa, dễ nhớ và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp ứng dụng USP của sản phẩm tốt sẽ mang về doanh số cao và ngược lại.

2. Vai trò của USP sản phẩm là gì?

usp-la-gi-3

Vai trò của USP là gì?

  • Quảng cáo hiệu quả: Một doanh nghiệp khi đã có USP sản phẩm cụ thể, phòng ban Marketing & Truyền Thông sẽ xác định được những lơi thế cần phải quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của mình.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Khi đặt hai sản phẩm trên cùng một kệ hàng, sản phẩm có USP rõ ràng sẽ đem đến lợi thế hơn, tạo được sự khác biệt so với các dòng sản phẩm khác. Do đó, việc xác định lợi điểm bán hàng sẽ giúp tăng tỷ lệ khác hàng chọn mua sản phẩm của bạn.
  • Tăng sức mạnh thương hiệu: Đối với những doanh nghiệp, nhãn hàng mới được thành lập thì việc xác định rõ Unique Selling Point sẽ giúp khách hàng biết bạn là ai, tạp được chỗ đứng thương hiệu trên thị trường ngành.

3. Đặc điểm của USP của sản phẩm là gì?

Một Unique Selling Point  hiệu quả cần phải nêu bật được lợi ích “độc nhất của sản phẩm” dành cho khách hàng là gì? Sản phẩm mang lại cho họ những gì mà những nhãn hàng khác không bắt trước được.

usp-la-gi-4

Đặc điểm để tìm ra USP của sản phẩm

Ví dụ điển hình:

  • Domino’s Pizza đã từng cam kết giao hàng cho khách hàng chỉ trong vòng 30 phút, nếu quá thời gian này thì bạn sẽ được nhận bánh Pizza miễn phí.
  • M&M đã từng truyền thông rằng kẹo của họ chỉ tan trong miệng chứ không tan trên tay.
  • FedEx thì làm cách khác, họ định vị trên bàn đồ chuyển phát nhanh toàn cầu với cam kết giao hàng ngay trong đêm.

Như vậy, việc tập trung vào USP của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh, nổi bật hơn so với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, việc tư vấn Marketing sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng và đúng đối tượng mục tiêu khách hàng.

4. Hướng dẫn tạo USP của sản phẩm theo 5 bước đơn giản

USP là gì? Đây không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt được toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để người dùng nhớ đến được.

usp-la-gi-7

5 bước đơn giản tìm ra USP là gì?

Khi tạo USP của sản phẩm bạn cần xác định được câu hỏi “Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn”. Đã có nhiều USP thành công chỉ có một vài từ cũng có thể là một đoan văn, miễn là bạn làm hài lòng khách hàng và tạo được sự khác biệt so với các thương hiệu khác.

- Bước 1: Xác định nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm

Ví dụ: Bạn đang bán giày thể thao cho nam từ 22 – 35 tuổi, hãy dành thời gian để tìm hiểu xem mong muốn của những người này như thế nào thông qua các câu hỏi khảo sát:

  • Khi nào thì bạn mang giày thể thao?
  • Bạn mang giày thể thao kết hợp với quần áo gì?
  • Tạo sao bạn lựa chọn giày thể thao mà không phải là các loại giày khác?
  • Bạn đi giày thể thao để làm gì: du lịch, thể thao, đi chơi
  • Bạn mong muốn bỏ ra chi phí bao nhiêu cho một đôi giày?

Những câu hỏi khảo sát này không những giúp bạn chiểu được nhu cầu của khách hàng mà còn xác định được lợi ích mà sản phẩm đem đến cho họ là gì?

- Bước 2: Nghiên cứu, đánh giá doanh nghiệp cạnh tranh

Như đã nói ở phần định nghĩa USP là gì? Là điểm bán độc nhật và khác biệt hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh. Do đó, bạn cần phân tích và tìm hiểu kỹ những đối thủ của doanh nghiệp có trên thị trường thông qua website, phương thức kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khác hàng…. Của đối thủ như thế nào. Đặc biệt, bạn cũng nên phân tích USP của đối thủ để tìm ra sự khác biệt so với doanh nghiệp của mình.

Ví dụ: Bạn là người bán giày, đối thủ cạnh tranh của bạn cũng bán giày nhưng có mức giá thấp nhất thị trường, lúc này khách hàng lựa chọn họ vì họ khác biệt. Khi đó, giá thành chính là USP mà bạn cần phải xem xét kỹ.

- Bước 3: Phân tích hành vi mua của khách hàng

Hành vi mua của khách hàng cực kỳ quan trọng trong USP sản phẩm. Không chỉ phân tác về nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, thu nhập, chủng tộc, vị trí địa lý.

Ví dụ: Với nhãn hàng về Pizza họ nghiên cứu thấy rằng có tới 75% khách hàng của bạn trong độ tuổi 18 – 25 tuổi là chưa đủ, bạn cần tìm hiểu thêm về hương vị, thời gian giao hàng,…

usp-la-gi

Xác định được hành vi và nhu cầu sử dụng của khách hàng

- Bước 4: Giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại là gì?

Là cha đẻ của sản phẩm, doanh nghiệp của bạn cần xác định đúng giá trị độc nhất vô nhị mà nó đem đến cho khách hàng là gì? Bạn có thể đem đến những lợi ích gì cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của bên bạn?

Bạn có thể nghiên cứu về một số tiêu chí:

  • Tính năng sản phẩm
  • Giá thành sản phẩm
  • Tính độc quyền
  • Dịch vụ khách hàng

- Bước 5: Lựa chọn USP là gì?

Cuối cùng, doanh nghiệp của bạn cần phải tìm ra USP độc nhất, mang giá trị cho khách hàng. USP cần phải thực tế, nổi bật và dễ nhớ trong tâm trí của khách hàng.

Chỉ cần thực hiện đủ 5 bước này doanh nghiệp của bạn sẽ xác định được USP cho sản phẩm và thống lĩnh được thị trường ngành. Tuy nhiên, để chiến lược được hiệu quả bạn cần kết hợp với Marketing & truyền thông trên các nền tảng.

5. Một số USP sản phẩm nổi tiếng trên thị trường

usp-la-gi-9

Một số Unique Selling Point của sản phẩm

  • M&M’s “So cô la sữa sẽ tan chảy trong miệng bạn, nhưng không tan chảy trong tay bạn”
  • Domino’s Pizza “Pizza nóng giao tận nơi chỉ trong 30 phút hoặc ít không, nếu không thì hãy nhận nó miễn phí”
  • DeBeers “ Kim cương sẽ tồn tại là mãi mãi”
  • FedEx Corporation “Hàng sẽ được chuyển đến bạn một cách nhanh nhất”
  • Death Wish Coffee “ Vị cà phê đậm đà nhất thế giới”
  • Third Love “chúng tôi đem đến mọi kích cỡ cho bạn”

Với những thông tin vừa rồi mà VIETCHEM chia sẻ hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về USP là gì? USP của sản phẩm là gì? Nếu bạn còn thắc về USP hãy truy cập ngay website vietchem.com.vn để được giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan

Tocopherol (Vitamin E): Công dụng, Nguồn gốc, Cách dùng hiệu quả

Tocopherol, hay còn gọi là Vitamin E, là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người. Không chỉ giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, Vitamin E còn đóng vai trò lớn trong việc làm đẹp da, chăm sóc tóc và bảo vệ tim mạch. Vậy tocopherol có trong thực phẩm nào, liều lượng sử dụng ra sao, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết của Vietchem dưới đây.

0

Xem thêm

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là gì? Công dụng và lưu ý an toàn

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là một chất chống oxy hóa tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi quá trình oxy hóa. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, câu hỏi về mức độ an toàn của BHT vẫn là một vấn đề được tranh luận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về BHT, ứng dụng, lợi ích và những mối lo ngại về an toàn của nó.

0

Xem thêm

Butylated Hydroxyanisole (BHA) là gì? Ứng dụng và những lưu ý an toàn

Butylated hydroxyanisole (BHA) là một chất chống oxy hóa quen thuộc, được sử dụng để bảo quản thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên, mức độ an toàn của nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Vậy BHA là gì và nó có thực sự an toàn không? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Hóa chất D Limonene là gì? Tính chất và ứng dụng thực tế

D Limonene là một trong những hợp chất tự nhiên phong phú và đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Bài viết này Vietchem sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về D Limonene cũng như các ứng dụng quan trọng của loại hóa chất này.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544