• Thời gian đăng: 08:37:25 AM 25/10/2021
  • 0 bình luận

Hướng dẫn cách xử lý nước hồ cá hiệu quả

Nguồn nước nuôi cá cảnh rất quan trọng, nếu không sạch bị đục hay nhiễm khuẩn, nhiễm phèn sẽ khiến cho cá bị bệnh, bị chết. Do vậy phải xử lý nước hồ cá một cách khoa học và triệt để, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá. Cùng tham khảo một số cách xử lý nước hồ cá hiệu quả trong bài viết sau của VietChem.

I. Vì sao phải xử lý nước hồ cá?

Nếu không xử lý, sau một thời gian nước hồ cá cảnh sẽ bị đục, bốc mùi hay có rêu xanh,… vì một số nguyên nhân, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cá trong bể nuôi. Khi thực hiện xử lý nước hồ cá định kỳ sẽ giúp:

  • Hồ cá cảnh luôn được sạch sẽ, thích mắt, tạo ra cảnh quan phong thủy đẹp
  • Giúp cho cá luôn khỏe mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh
  • Phong thủy của hồ cá được đảm bảo
  • Giúp nước hồ cá luôn sạch sẽ và trong vắt
  • Hạn chế rêu, tảo, nấm bệnh,… các tác nhân gây hại cho cá
Xử lý nước hồ cá nhằm đảm bảo nguồn nước cho cá phát triển tốt 

Xử lý nước hồ cá nhằm đảm bảo nguồn nước cho cá phát triển tốt 

II. Các nguyên nhân chính dẫn đến nước hồ cá bị đục, bốc mùi

- Hồ cá chứa lượng thức ăn dư thừa nhiều: Có những quy tắc riêng trong việc nuôi cá cảnh từ lượng thức ăn cần cho mỗi ngày đến thời gian thay nước. Thông thường cá cảnh chỉ tiêu thụ được khoảng 45 – 50% lượng thức ăn cho vào hồ. Phần thức ăn còn lại sẽ lơ lửng trong nước hoặc rơi xuống và đóng thành lớp dưới đáy hồ. Khi để lâu, lượng thức ăn này dần phân hủy, tạo mùi khó chịu. Khi cá trong hồ khuấy động nước khiến cho lớp thức ăn này nổi lên gây đục, tạo ra những chất nhầy, rong rêu gây mất thẩm mỹ và cả bệnh cho cá.

- Phân thải của cá nhiều:

  • Cũng như các loài sinh vật khác, cá cũng thải ra rất nhiều cặn bã mỗi ngày. Từ phân thải cho đến nước tiêu đều là cả một lượng lớn. 
  • Bên cạnh đó, cá cảnh còn tiết ra những dịch nhờn đặc trưng từ lớp vảy cá. Nếu không xử lý ngay lượng chất thải này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, khiến nước hồ cá không còn trong xanh như ban đầu. Không chỉ vậy, tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá, khiến chúng sẽ sinh bệnh hơn hay bị hạn chế sự phát triển.

- Mật độ nuôi cá cao: Với không gian sống chật hẹp trong khi số lượng cá nhiều, lượng phân thải ra lớn,… hiến cho hồ nước nhanh bị đục.

- Nguồn nước hồ không đảm bảo: Nước để sử dụng trong hồ cá có thể là nước mưa, nước máy, nước giếng hay nước ao, hồ,… Nếu bạn sử dụng nguồn nước không được xử lý an toàn sẽ dễ xảy ra tình trạng đục nước và rêu xanh mọc. Không những vậy, nguồn nước chưa được xử lý còn chứa nhiều mầm bệnh. Do vậy, khi cung cấp cho hồ cá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cá cảnh.

- Do các thay nước hồ cá không đúng cách.

- Vệ sinh hồ cá: hồ cá cảnh ít được vệ sinh, lau chùi sẽ khiến mặt hồ mọc rong.

- Tảo, rêu và nấm phát triển mạnh: Các sinh vật như tảo, rêu, nấm thường rất dễ sống và phát triển mạnh trong môi trường như hồ cá, nhất là khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nguồn thức ăn chính của chúng là các thức ăn thừa trong hồ cá. Nếu không có cách xử lý nước hồ cá đúng cách, kịp thời thì các loài sinh vật này sẽ phát triển mạnh, gây ra tình trạng đục nước.

Rêu tảo phát triển mạnh khiến cho hồ nước bị đục nếu không xử lý kịp thời

Rêu tảo phát triển mạnh khiến cho hồ nước bị đục nếu không xử lý kịp thời

- Không tạo ra được hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho bể cá: Vi sinh vật hữu hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nuôi cá cảnh. Chúng tham gia vào hầu hết các quá trình làm sạch hồ

III. Cách xử lý nước hồ cá bị đục

1. Nguyên nhân nước hồ cá bị đục

  • Do thức ăn dư thừa
  • Phân cá thải ra
  • Nước mới thay khiến hệ vi sinh bị mất đi, không khử được NH3, NH4
  • Do lượng rong rêu dại nhiều, bám quanh hồ gây mờ kính

2. Cách xử lý nước hồ cá bị đục

  • Thay một phần nước hồ cá bị đục
  • Không nên nuôi cá quá dày hay nuôi quá nhiều vi sinh vật
  • Không cho quá nhiều lượng thức ăn khiến cá ăn không hết, làm ô nhiễm nguồn nước
  • Trang bị máy lọc nước khử các chất lơ lửng, đồng thời tăng cường oxy cho nước, loại bỏ những tác nhân độc hại gây bệnh cho cá
  • Sau khi thay nước nên bổ sung chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, cách này chỉ nên được sử dụng tạm thời. Lâu dài cần xây dựng một hệ vi sinh trong bể giúp nguồn nước và thức ăn cho cá luôn tồn tại, phát triển một cách tự nhiên, bền vững.
Cách xử lý nước hồ cá bị đục

Cách xử lý nước hồ cá bị đục

IV. Cách xử lý nước hồ cá bị xanh

1. Nguyên nhân nước hồ cá bị xanh

  • Tảo lục và tảo lam là nguyên nhân chính gây tình trạng nước trong hồ cá cảnh bị xanh. Đây là loại tảo được hình thành và phát triển từ phân hay thức ăn thừa của cá. Tảo lục tạo điều kiện cung cấp oxy cho cá, đồng thời hấp thụ chất hữu cơ dư thừa trong bể. Tuy nhiên, nếu loại tảo này phát triển quá mạnh và tạo ra hiện tượng nước có màu xanh đậm thì chúng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá, làm mất sự cân bằng trong bể nuôi. Khi tảo tàn đi khiến hồ cá bị ô nhiễm, gây ra bệnh và bùng phát rất nguy hiểm.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: hồ không được vệ sinh sạch sẽ, máy lọc nước không tốt hay cho ăn không đúng cách,…

2. Cách xử lý

2.1. Phương pháp sinh học

  • Sử dụng chế phẩm sinh học với các thành phần vi khuẩn để xử lý như Nitrobacter, Bacillus, Lactobacillus,… nhằm loại bỏ rêu, tảo.
  • Trong phương pháp này, các tế bào vi khuẩn có trong chế phẩm sẽ được bổ sung vào hồ cá. Từ đó, chúng sinh trưởng và cạnh tranh với những tế bào tảo có hại. Do vậy, rêu tảo bị lấn át, yếu dần đi và tự phân hủy mà không làm mất đi sự cân bằng sinh thái trong hồ cá.
  • Việc nuôi cá ghép với cá cũng có thể tiêu thụ được loại tảo xanh. Cá sẽ ăn hết các tải độc có trong nước, mang lại môi trường nước trong sạch.
  • Đây là phương pháp yêu thích hành đầu bởi độ an toàn, tuy có tác dụng không nhanh nhưng lại không tác động quá mạnh, gây phá hủy trạng thái cân bằng mà vẫn giúp loại bỏ được các chất hóa học trong nước,…

2.2. Phương pháp vật lý

  • Thực hiện xử lý các mảng bám đồng thời thay một phần nước giúp giảm bớt sự tác động của tảo đến môi trường trong hồ cá. Cần lưu ý đảm bảo lượng nước còn lại trong bể vẫn đáp ứng đủ dinh dưỡng khi xử lý.
  • Khi sử dụng phương pháp này nên bổ sung thêm hệ thống quạt và sục khí bên trong hồ nước để cung cấp oxy cho cá. Bên cạnh đó, cần ngừng việc cho cá ăn trong 24 giờ nhằm kìm hãm sự phát triển của tảo, kiểm soát lượng nitơ xuống mức thấp nhất.
  • So với phương pháp sinh học thì phương pháp vật lý có hiệu quả rõ rệt hơn.

2.3. Phương pháp hóa học

  • Đây là phương pháp tiêu diệt tảo một cách nhanh nhất nhưng nó cũng gây nguy hiểm đến cá. Do hiệu quả nhanh nhưng chúng lại tiêu diệt và phá vỡ đi sự cân bằng trong môi trường nước.
  • Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi không nên thực hiện biện pháp này khi không có sự tìm hiểu kỹ càng. Bởi khi sử dụng hóa chất không chỉ tiêu diệt hết tảo xanh có hại mà vô tình còn có thể diệt cả những loại tảo có lợi trong môi trường nước. Tảo có lợi sẽ giúp điều hòa và ổn định môi trường tại hồ, nếu mất đi sẽ gây mất cân bằng.
  • Chỉ nên áp dụng phương pháp này trong tình trạng nước bị tảo xâm lấn quá mức, cần thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn.
  • Nếu không hiểu rõ hay nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn hoặc tham khảo các ý kiến của chuyên gia, các đơn vị xử lý uy tín.
Cách xử lý nước hồ cá bị xanh

Cách xử lý nước hồ cá bị xanh

3. Cách kiểm soát lượng tảo trong bể cá giúp giảm tình trạng hồ cá bị xanh

  • Không phải loại tảo nào cũng có lợi, nếu biết cách sử dụng và lượng thích hợp chúng mang có thể mang đến những lợi ích bất ngờ. Nếu không vệ sinh định kỳ thì lượng rêu tảo có thể quay trở lại và phá hủy môi trường sống của cá.
  • Nên hạn chế ánh sáng trong hồ cá: tảo có tính ưa sáng do vậy ánh sáng sẽ làm chúng phát triển mạnh hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hồ định kỳ: nên thay nước ít nhất 1 lần/ tuần nhưng không thay hết số nước trong hồ.
  • Kiểm soát lượng thức ăn: không nên cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn thừa không chỉ làm tảo phát triển mà còn gây lãng phí thức ăn.
  • Làm sạch bộ lọc: nên đổi bộ lọc khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu. Lưu ý: khi vệ sinh bộ lọc nên rửa bằng nước lọc, tránh rửa bằng xà phòng.
  • Nuôi thêm cá có khả năng làm sạch: có thể bổ sung vào hồ cá loại cá có khả năng ăn tảo như cá lau kiếng hay cá tỳ bà
  • Ngừng dùng phân bón cho bể

V. Cách xử lý nước hồ cá bị nấm

1. Nguyên nhân

  • Do nước kém chất lượng, chứa nhiều vi khuẩn và các mầm lây bệnh
  • Cá bị chết hay các chất hữu cơ khác bị phân hủy trong hồ
  • Cá bị tổn thương hay đã già.
  • Bị lây bệnh từ cá mới đưa về

2. Cách xử lý nước hồ cá bị nấm

  • Nên nuôi các loại thức ăn cho cá như giun, sâu, bobo giúp cá khỏe mạnh, có khả năng kháng nhiều loại bệnh
  • Vệ sinh nguồn nước thường xuyên và đảm bảo nước mang vào bể không mang các mầm bệnh, vi khuẩn
  • Khi nuôi thêm cá mới, cần nuôi trước ở bể riêng để khử hết bệnh và làm quen với môi trường nước rồi mới thả vào
  • Cho nhiệt độ bể cá khoảng 30 -32 độ C giúp hạn chế mầm nấm phát triển
  • Dùng thuốc đặc trị cho tới khi cá khỏi bệnh.

VI. Một số biện pháp tham khảo giúp giữ nước hồ cá trong vắt, không bị đục

  • Cho một lượng thức ăn vừa đủ
  • Thực hiện nuôi hệ thực vật thủy sinh trong bể
  • Sử dụng hệ thống lọc nước đạt chất lượng, tiêu chuẩn
  • Thường xuyên thực hiện thay nước cho bể cá
  • Dùng ống xi phong để hút các chất thải cũng như thức ăn dư thừa của cá
  • Lựa chọn vị trí phù hợp, tránh bể cá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Không nên nuôi cá cảnh với mật độ quá cao
  • Nên nuôi thêm cá dọn bể
Định kỳ vệ sinh để giữ cho hồ cá luôn được trong nước, cá phát triển khỏe mạnh

Định kỳ vệ sinh để giữ cho hồ cá luôn được trong nước, cá phát triển khỏe mạnh

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề xử lý nước hồ cá mà VietChem đã tổng hợp muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể áp dụng một cách hiệu quả. Truy cập vào website vietchem.com.vn thường xuyên để đón đọc những bài viết mới hấp dẫn khác nhé.

Bài viết liên quan

Yttrium (Y) - Vật liệu cốt lõi cho công nghệ LED, radar và siêu dẫn thế hệ mới

Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.

0

Xem thêm

Palladium là gì? Đặc tính, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp toàn cầu

Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Beryllium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp công nghệ cao

Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.

0

Xem thêm

Zirconium là gì? Tính chất, vai trò và ứng dụng

Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Nguyễn Viết Hải

Nguyễn Viết Hải

Hóa Chất Công Nghiệp

0865 181 855

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865 181 855 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544