• Thời gian đăng: 21:11:54 PM 17/09/2018
  • 0 bình luận

Những tiêu chuẩn nước cất dùng trong phòng thí nghiệm ai cũng nên biết

Với những thông tin cùng những tiêu chuẩn nước cất dùng trong phòng thí nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được loại nước cất đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt nhất khi sử dụng.

Nước cất chuyên dụng trong phòng thí nghiệm

Nước cất chuyên dụng trong phòng thí nghiệm

I. Nước cất là gì?

Nước cất là chất lỏng trong suốt, không màu (khi quan sát bằng mắt thường). Trong phòng thí nghiệm kỹ thuật hóa sinh, nước cất chủ yếu được sử dụng để làm dung môi hòa tan các chất hoặc pha chế nồng độ dung dịch trong các phản ứng hóa học. Mặt khác, nước cất còn được dùng để rửa các loại dụng cụ thí nghiệm sau khi sử dụng, giúp loại bỏ đi các tạp chất còn lẫn lộn hay sót lại trong dụng cụ, tránh được những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Nước cất trong phòng thí nghiệm thường được chia làm 3 loại chính: nước cất loại 1, nước cất loại 2 và nước cất loại 3. Mỗi loại có những đặc tính và các ứng dụng khác nhau.

Nước cất là gì

Nước cất là gì

 Tại sao không dùng nước cất để pha loãng mẫu

II. Nước cất được làm ra như thế nào?

Nước cất được làm ra bằng cách đun sôi nước để tạo ra hơi nước, rồi sau đó được làm lạnh và ngưng tụ lại thành nước.

Bởi vì các chất gây ô nhiễm cùng các khoáng chất đều có điểm sôi cao hơn nước, nên chúng sẽ bị sót lại trong quá trình đun sôi.

III. Nước cất dùng để làm gì? Những công dụng của nước cất

1. Nước cất được dùng trong sinh hoạt

Nước cất có vai trò quan trọng nhất được dùng để uống và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, giúp thanh lọc cơ thể, cung cấp lượng nước sạch cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, nước cất có giá thành khá rẻ, phù hợp với kinh tế của mỗi người, hiện chúng được phân phối và bán rộng rãi ở cửa hàng, hiệu thuốc, siêu thị lớn nhỏ... 

Nước cất được dùng trong sinh hoạt

Nước cất được dùng trong sinh hoạt

2. Ứng dụng nhiều trong y học 

Nước cất cũng được sử dụng nhiều trong y học như: pha chế thuốc, dùng sắc thuốc, thuốc uống, biệt dược và đặc biệt giúp rửa vết thương, các dụng cụ y tế. 

3. Dung môi để rửa dụng cụ thí nghiệm

Vì thành phần của nước cất không hề chứa những tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó chúng là dung môi thích hợp để rửa các loại dụng cụ thí nghiệm, giúp pha chế cũng như thực hiện một số các phản ứng hóa học. 

Nước cất là dung môi để rửa dụng cụ thí nghiệm

Nước cất là dung môi để rửa dụng cụ thí nghiệm

4. Ứng dụng nhiều trong công nghiệp

  • Nước cất dùng để châm bình acquy của xe nâng, xe điện, ô tô.
  • Dùng để làm mát nồi hơi, đổ bàn là hơi trong các khu công nghiệp. 
  • Dùng nhiều trong công nghệ sơn mạ, pha sơn.
  • Có vai trò quan trọng trong công nghiệp cơ khí chính xác như trong các máy CNC, laze, trong sản xuất các linh kiện điện tử.
  • Ngoài ra còn giúp rửa và làm mát trong các máy tiện máy các phôi linh kiện chất lượng cao.
Nước cất được ứng dụng trong công nghiệp

Nước cất được ứng dụng trong công nghiệp

IV. Các tiêu chuẩn chọn nước cất dùng trong phòng thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm có chính xác hay không còn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước cất sử dụng có đạt chuẩn hay không. Vì thế, dù bạn có sử dụng nước cất để pha chế nồng độ dung dịch hay tẩy rửa dụng cụ thí nghiệm thì vẫn phải đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn nước cất dùng trong phòng thí nghiệm.

Nước cất cần đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng

Nước cất cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng

Tùy vào mỗi loại nước cất (loại1, loại 2 hay loại 3) sẽ có những yêu cầu riêng về tiêu chuẩn. Theo đó, nước cất đạt tiêu chuẩn khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Đối với nước cất loại 1:

Phải là loại nước cất tinh khiết nhất được chưng cất 2 lần và chưng cất thêm 1 lần nữa, không chứa tạp chất hoặc ion, các chất vô cơ, hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao.

  • Đối với nước cất loại 2:

Là loại nước cất 1 lần và được chưng cất thêm 1 lần nữa, thành phần không hoàn toàn tinh khiết mà có thể chứa các chất hữu cơ hoặc vô cơ (chiếm một tỷ lệ rất ít). Nước cất loại 2 thường được sử dụng cho những thí nghiệm có độ nhậy cao, điển hình là quang phổ hấp thụ nguyên tử - AAS và thí nghiệm xác định thành phần ở lượng vết.

  • Đối với nước cất loại 3:

Đây không phải là nước tinh khiết và chỉ được chưng cất 1 lần. Tuy nhiên, nước cất loại 3 lại được sử dụng rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm thông thường.

Cụ thể các thành phần, đặc tính khác nhau của từng loại nước cất trong phòng thí nghiệm:

Chất gây nhiễm

Thông số và đơn vị

 Nước loại III

 Nước loại II

 Nước loại I

 Ion

Độ dẫn (MΩ.cm)

>0.05

>1.0

>18.0

 Chất hữu cơ

TOC (ppb)

<200

<50

<10

 Pyrogen

(EU/ml)

N/A

N/A

<0.03

 Các loại hạt

Hạt có kích thước > 0.2µm

N/A

N/A

<1

 Chất keo tụ

Silica (ppb)

<1000

<100

<10

 Vi khuẩn

Vi khuẩn (cfu/ml)

<1000

<100

<1

V. Chọn mua nước cất cho phòng thí nghiệm ở đâu TỐT nhất?

Hiện nay, VIETCHEM đang cung cấp nước cất loại 1, nước cất loại 2 và nước cất loại 3 siêu chất lượng, đáp ứng hầu hết các nhau cầu trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học, sản xuất,… Trải qua quá trình kiểm trình, đóng gói, bảo quản cực kỳ nghiêm ngặt, các loại nước cất của chúng tôi vô cùng tinh khiết, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về nước cất như TCVN 4581-89, USP,… phục vụ trong lĩnh vực thí nghiệm nói riêng và trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trong đời sống nói chung.

Máy cất nước 4 lít/giờ LWDB-400M - Laboid

Máy cất nước 4 lít/giờ LWDB-400M - Laboid

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại máy cất nước1 lần, 2 lần của nhiều thương hiệu khác, đảm bảo chính hãng, giá thành tốt nhất trên thị trường.

Khách hàng còn thắc mắc về tiêu chuẩn nước cất dùng trong phòng thí nghiệm hay các thông tin liên quan khác xin vui lòng liên hệ 0826 010 010 để được VIETCHEM hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Phản ứng nhiệt hạch là gì? Vai trò quan trọng của phản ứng này

Trong vật lý, phản ứng nhiệt hạch là hiện tượng quan trọng, có vai trò rất lớn đối với cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng với Vietchem tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này để hiểu rõ phản ứng nhiệt hạch trên trái đất cũng như ứng dụng của nó nhé.

0

Xem thêm

Hô hấp kị khí là gì? Đặc điểm, phân biệt với hô hấp hiếu khí

Hô hấp kị khí còn được biết đến với cách gọi khác là hô hấp yếm khí. Đây là quá trình hô hấp mà không sử dụng đến oxi như thông thường. Chính vì đặc điểm này, nó khiến quá trình hô hấp có nhiều đặc điểm, vai trò riêng. Trong bài viết này, hãy cùng với Vietchem tìm hiểu chi tiết hơn về hô hấp kị khí nhé.

0

Xem thêm

Cực quang và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Cực quang Nauy, cực quang ở Iceland, cực quang bắc cực luôn khiến giới khoa học trầm trồ. Vậy cực quang là gì và nó có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết này của Vietchem để hiểu hơn về hiện tượng khoa học độc đáo này nhé.

0

Xem thêm

Thạch nhũ là gì? Sự hình thành và đặc điểm tự nhiên tuyệt đẹp

Thạch nhũ còn được biết đến với tên gọi khác là nhũ đá. Nó được bắt gặp trong những hang động đặc trưng, tạo nên nét đẹp kỳ ảo và hoàn toàn khác biệt. Trong bài viết này, hãy cùng Vietchem tìm hiểu thông tin chi tiết về thạch nhũ đá vôi nhé.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929