• Thời gian đăng: 10:26:24 AM 23/09/2020
  • 2 bình luận

CE và những tiêu chuẩn CE là gì? Sản phẩm nào cần đến chúng?

Ce là gì? Vì sao các sản phẩm cần có chứng nhận tiêu chuẩn Ce? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về chúng.  

1. Ce là gì? Đặc điểm của dấu Ce

Ce là viết tắt của từ gì? Chúng được viết tắt của từ Conformité Européenne, có tên gọi đầy đủ và chính thức là Ce Marking.
Chứng nhận Ce Marking cho biết mỗi sản phẩm được tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU – European Union) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.
Do đó, khi gắn dấu Ce lên sản phẩm, các nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn Ce Marking.

Sau đây là những đặc điểm của dấu Ce mà bạn nên lưu ý: 

  • Nhà sản xuất hoặc người đại diện được ủy quyền của Liên minh Châu Âu chính là chủ thể được phép gắn dấu Ce vào sản phẩm của mình.
  • Dấu Ce có kích thước nhỏ nhất là 5mm (kích thước này dành cho các thiết bị nhỏ).
  • Nếu dấu Ce không thể gắn trực tiếp lên sản phẩm thì chúng sẽ được gắn lên trực tiếp vào bao bì hoặc những tài liệu kèm theo.
  • Ce có thể được ngầm hiểu là một nhãn hiệu chất lượng dù không có tính pháp li trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi vì các yêu cầu được đưa ra vô cùng khắt khe. 
Ce là gì? Đặc điểm của dấu Ce
Ce là gì? Đặc điểm của dấu Ce

2. Chứng chỉ Ce là gì? 

Chứng chỉ hay chứng nhận Ce được coi là một hộ chiếu thương mại, hay là giấy thông hành để giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association – Hiệp hội Thương mại Tự do), nếu có chứng nhận này sản phẩm của bạn sẽ được chấp nhận tại hầu hết tất cả các nước trên thế giới.

Ngược lại, nếu như sản phẩm không có chứng chỉ Ce sẽ bị hải quan nước nhập khẩu thu giữ và cấm không cho phép hàng hóa đó được lưu thông vào đất nước của họ. 

Ví dụ về chứng chỉ Ce

Ví dụ về chứng chỉ Ce

3. Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn Ce

Hệ thống tiêu chuẩn Ce được các nhà đánh giá phân gồm có ba cấp độ:

3.1 Lớp A

Đây là tiêu chí dành cho những tiêu chuẩn chung nhất về máy móc: như tiêu chuẩn EN292 quy định chung về sự an toàn của máy.

3.2 Lớp B

Tiêu chí này dành cho một nhóm máy như: EN60204 cho các sản phẩm là tủ điện máy, EN60529 là tiêu chuẩn xác định các cấp độ bảo vệ cho thiết bị, EN1672 là tiêu chuẩn cho các máy xử lý thực phẩm.

3.3 Lớp C

Tiêu chuẩn cho một loại máy cụ thể. Ví dụ: máy cắt cỏ, máy cưa, máy ép gói...

Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn Ce

Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn Ce

4. Quy định dán nhãn Ce lên sản phẩm như thế nào? 

Việc dán nhãn Ce lên mỗi sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau sẽ quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số quy định chung bạn cần lưu ý như sau: 

  • Kích thước của biểu tượng dấu Ce khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên.
  • Dấu Ce được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm.
  • Dấu Ce phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất để nhìn thấy rõ. 

Lưu ý: Trên thị trường còn có một biểu tượng Ce nữa khá là phổ biến, chính là China Export – Hàng Trung Quốc Xuất Khẩu. Do đó, bạn cần phân biệt rõ hai dấu hiệu này để tránh nhầm lẫn giữa hai chứng chỉ này có trên mỗi sản phẩm. 

Quy định dán nhãn Ce lên sản phẩm như thế nào

Quy định dán nhãn Ce lên sản phẩm như thế nào

5. Một số sản phẩm yêu cầu chứng chỉ Ce Marketing

Số

Tên chỉ thị

Sản phẩm 

Liên quan tới EC

1

Machinery Directive

Máy móc công nghiệp

2006/42/EC

2

Low Voltage (LVD)

Thiết bị điện và điện tử bao gồm     AC 50V ~ 1000V , DC 75V ~ 1500V

2014/35/EU

3

Electro-magnetic Compatibilty (EMC)

Thiết bị điện và điện tử

2014/30/EU

4

Medical Device

Thiết bị y tế

93/42/EEC

5

Active Implantable medical Device

Thiết bị y tế cấy dưới da

90/385/EEC

6

In Vitro Diagnostic medical Device

Các thiết bị y tế ống nghiệm

98/79/EC

7

Lifts Directive

Thang máy

2014/33/EU

8

Equipment Explosive Atmspheres

Sản phẩm chống cháy nổ

94/9/EC

9

Toys

Đồ chơi trẻ em

2009/48/EC

10

Simple Pressure Vessels

Thiết bị áp lực đơn

2014/29/EU

11

Appliances Burning Gaseous Fuels

Thiết bị khí đốt

2009/142/EC

12

Radio Equipment

Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây

2014/53/EU

13

Non-automatic weighing instruments

      Thiết bị cân không tự động

2009/23/EC

14

Personal Protective Equipment

Thiết bị bảo vệ cá nhân

89/686/EEC

15

Hot-water Boilers

Nồi hơi nước nóng

92/42/EEC

16

Construction Products

Vật liệu xây dựng

(EU) No 305/2011

17

Cableway installations designed to carry persons

Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân

2000/9 / EC

18

Pressure Equipments

Thiết bị áp lực

2014/68/EU

19

Explosives For Civil uses

     Các loại thuốc nổ dân dụng

93/15/EEC

20

Recreational Craft

                   Du thuyền

94/25/EC

21

Measuring instruments

             Dụng cụ đo lường

2004/22/EC

22

Packaging and packaging waste

Thùng để đóng gói

94/62/EC

23

Pyrotechnic articles

 Pháo hoa

2007/23/EC

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đã có thể cung cấp cho bạn một số thông tin, kiến thức về Ce là gì, những tiêu chuẩn của chúng cùng một số sản phẩm cần có. Nếu có bất cứ thắc mắc nào và cần tư vấn, giải đáp, hãy liên hệ đến Công ty VietChem qua HOTLINE 0826 010 010 để được biết thêm chi tiết. 

=>> XEM THÊM: 

 

 

Bài viết liên quan

Vinyl là gì? Ứng dụng, đặc tính và công nghệ sản xuất vinyl trong công nghiệp

Từ một nhóm chức hóa học đơn giản –CH=CH₂, vinyl đã trở thành nền tảng vật liệu của cả một thế kỷ công nghiệp. Tên gọi “vinyl” gắn liền với các sản phẩm quen thuộc như ống nhựa, dây cáp, túi truyền dịch, tấm pin mặt trời... nhưng đằng sau sự phổ biến đó là cả một hệ sinh thái polymer phức tạp, đa dạng và đang không ngừng đổi mới để thích ứng với yêu cầu công nghệ, môi trường và kinh tế hiện đại.

0

Xem thêm

Công nghiệp phụ trợ | Xương sống của chuỗi giá trị sản xuất

Trong nền kinh tế hiện đại, khi nhắc đến các ngành sản xuất quy mô lớn như ô tô, điện tử, dệt may hay cơ khí, người ta thường nghĩ ngay đến những sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng phía sau mỗi chiếc xe, mỗi chiếc điện thoại hay từng mét vải là một mạng lưới dày đặc các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ kỹ thuật và bán thành phẩm. Đó chính là công nghiệp phụ trợ – một hệ thống không hào nhoáng nhưng giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là nền tảng để các ngành công nghiệp chính có thể phát triển bền vững.

0

Xem thêm

Chất dẻo là gì? Thành phần, phân loại và ứng dụng thực tế

Chất dẻo là vật liệu đã định hình thế giới hiện đại – từ bao bì, ô tô đến thiết bị y tế. Nhưng đằng sau sự tiện lợi ấy là cả một ngành công nghiệp phức tạp, đầy thách thức và đang trên đà chuyển mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu bản chất, cơ hội và tương lai của chất dẻo – vật liệu không thể thay thế nhưng buộc phải đổi thay.

0

Xem thêm

Dioctyl Phthalate (DOP)  là gì? Tính chất lý hóa, quy trình sản xuất và ứng dụng thực tế

Dioctyl phthalate (DOP), hay còn gọi là di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP), là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm phthalate, được sử dụng rộng rãi như một chất hóa dẻo trong ngành công nghiệp nhựa, đặc biệt là polyvinyl chloride (PVC). Với vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính linh hoạt và độ bền của vật liệu, DOP đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi về tác động đến sức khỏe và môi trường. Bài viết này sẽ đi sâu vào cấu trúc, quy trình sản xuất, ứng dụng, tác động và các quy định liên quan đến DOP.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Lê Văn Dũng
10:59:24 AM 26/01/2021

Ban đầu đọc Ce ko hiểu gì luôn. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin để mình làm tài liệu. Cảm ơn admin nhiều..

Trần Hạnh
16:18:46 PM 02/02/2021

Cảm ơn ad bài về ce đầy đủ để mình áp dụng..

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phương Hoa : 0904 338 331 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544