Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp đang phát triển. Ước tính, hơn 17 triệu người trong tổng số 95 triệu dân tại Việt Nam đang không có nguồn nước sạch để sử dụng do hệ lụy của ô nhiễm nguồn nước. Không riêng gì Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và cần được giải quyết của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ô nhiễm môi trường có nhiều định nghĩa khác nhau, hiểu đơn giản đây là tình trạng suy thoái của môi trường khi mà các chỉ số hóa lý, sinh học thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế, khái niệm này biểu thị sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống, có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người và các loài động vật khác trên trái đất.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường đã dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm biển, ô nhiễm tiếng ồn,… Ước tính tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều do sống trong môi trường bẩn.
Ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống, thậm chí làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái như việc làm băng tan chảy, làm nước biển dâng cao, làm đất bị xâm nhập mặn,…
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa đến cuộc sống của con người
Các loại ô nhiễm môi trường hiện nay được phân ra theo những hình thức sau:
Cận cảnh núi lửa đang phun trào dữ dội ở Chile
Nước thải không qua xử lý được xả trực tiếp ra hệ thống sông hồ
>>>XEM THÊM: Chỉ số chất lượng không khí AQI là gì? Một số trang web cung cấp chỉ số AQI chính xác
Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.
Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý, hoặc thậm chí họ có xây dựng các khu vực xử lý thì vẫn có một phần nào đó được xả trực tiếp ra môi trường do lượng chất thải quá lớn, không xử lý hết được.
Các nhà máy thải một lượng khí lớn vào ra môi trường
Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Chai lọ, bao, bao bì để chứa các loại thuốc này sau khi sử dụng hay được người dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó.
Ô nhiễm môi trường ở các địa phương
CO2 chính là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả như là ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất. Và hiện nay hàng tỷ tấn CO2 được thải ra hàng năm tới môi trường bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay nồng độ CO2 trong khí quyển của trái đất ngày một tăng, vì thế cần có những biện pháp để giảm thiểu khí này ra ngoài môi trường sống.
Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon.
Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
Trái đất nóng lên đe dọa sự sống của các loài sinh vật và con người
Trẻ em ở vùng bị ô nhiễm môi trường nước
Tác động của ô nhiễm nguồn nước lên con người
Ô nhiễm môi trường đất bởi hóa chất công nghiệp
Tùy theo mức độ cũng như loại môi trường bị ô nhiễm mà chúng sẽ có những hậu quả tiêu cực khác nhau đến môi trường sống, sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và xã hội.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, hiện chúng tác động thông qua hai con đường:
Khi đó, sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của con người như: bệnh tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, thiếu máu thậm chí gây nên bệnh viêm não.
Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng và tác động xấu đến sự điều tiết của hệ sinh thái. Lúc này, mối đe dọa để lại và tác động trực tiếp đến hệ sinh thái phải kể đến là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới hiện tượng mưa axit, làm hủy diệt các khu rừng, thực vật cũng như các loài động vật...
Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế do bệnh tật, nông, thủy sản kém chất lượng hoặc nhiễm độc nên không thể tiêu thụ, xuất khẩu sang các nước khác được.
Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm cản trở ngành du lịch phát triển.
Chi phí xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường không hề nhỏ, ảnh hưởng lớn đến ngân sách quốc gia.
Đến năm 2022, thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức “Báo động” do chúng ta đang hội nhập kinh tế toàn cầu. Các khi công nghiệp, khu độ thị mọc lên như nấm trên cả nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 183 khu sản xuất công nghiệp thì có đến 60% chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải và rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của người dân.
Mặt khác, tại các khu đô thị thì chỉ có khoảng 60 – 70 % chất thải rắn được thu gôm, các nguồn thoát nước, xử lý nước thải, chất thải chưa được xử lý dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Như vậy, hầu hết lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã đổ thẳng ra sông, cống thoát nước gây ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động
Hầu hết các quốc gia đều gặp tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng ở mức độ khác nhau. Dưới đây là TOP 5 quốc gia có mật độ ô nhiễm nhiều nhất hiện nay.
TOP 5 quốc gia ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới
Indonesia là một trong những quốc gia có tốc độ phá hủy rừng đạt ngưỡng 40% chưa đầy 50 năm dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, đất nước này ghi nhận có đến 123.753 tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí gây ra và gần 60.040 tử vong do ô nhiễm nguồn nước, 16.331 tử vong do ô nhiễm nghề nghiệp và có đến 32.850 gây ô nhiễm vì tiếp xúc với khí thải.
Nhật Bản là đất nước nhiều người mong muốn đến sống tại đây, tuy nhiên ít người biết rằng nó là một trong TOP 10 những quốc gia ô nhiễm môi trường nhiều nhất hiện nay. Nguyên nhân chính là do 4 yếu tố: Đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự tụt hâu trong xây dựng hệ thống thoát nước, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại quốc gia này.
Mỹ là một cường quốc trên thế giới nhưng cũng là một quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ước tính 50% chất độc không khí gây ra ô nhiễm không khí tại quốc gia này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong đường hô hấp tại Mỹ.
Nhắc đến Trung Quốc thì ai cũng nghĩ đến bụi mịn vì tình trạng ô nhiễm cực kỳ kinh khủng tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ trong vài năm gần đây mà Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng khí thải CO2 vào trong bầu khí quyển.
Tháng 1 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã có báo động đỏ về mức khói và sương mù cao nhất từ trước đến nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Khói bụi mịn tại Trung Quốc
Ấn Độ là quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường nhiều nhất trên thế giới. Một kết quả phân tíc mẫu nước ở sông Hằng cho thấy lượng vi khuẩn Coli nguy hiểm có nơi cao hơn mức cho phép tới 3.000 %. Ô nhiễm đã ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp và năng suất lúa ở khu vực miền nam Ấn Độ.
Theo ông Hoàng Văn Bảy- Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "Cần xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải, nghĩa là các cơ sở xả nước thải, khai thác nước sẽ phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, phân tích chất lượng nước thải và kết nối tự động trực tuyến hoặc nhập số liệu quan trắc định kỳ vào hệ thống giám sát chung do nhà nước đầu tư. Từ đó, tạo thành hệ thống thống nhất giữa trung ương, địa phương, thậm chí trên từng lưu vực sông. Các cơ quan quản lý sẽ theo dõi, phát hiện kịp thời các trường hợp không tuân thủ pháp luật ".
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mỗi chúng ta
Sơ đồ hệ thống công nghệ xử lý nước thải
Quy trình xử lý rác thải công nghiệp, nông nghiệp điện tử
Nâng cao ý thức của mỗi người về bảo vệ môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tuy rất đáng báo động nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mọi người cùng chung tay góp sức khắc phục hậu quả đã xảy ra và ngăn chặn những mối nguy có thể có trong tương lai. Công ty Kim Ngưu tin rằng bảo vệ môi trường chính là góp phần bảo vệ tương lai của chúng ta và các thế hệ mai sau.
Bài viết liên quan
Từ một nhóm chức hóa học đơn giản –CH=CH₂, vinyl đã trở thành nền tảng vật liệu của cả một thế kỷ công nghiệp. Tên gọi “vinyl” gắn liền với các sản phẩm quen thuộc như ống nhựa, dây cáp, túi truyền dịch, tấm pin mặt trời... nhưng đằng sau sự phổ biến đó là cả một hệ sinh thái polymer phức tạp, đa dạng và đang không ngừng đổi mới để thích ứng với yêu cầu công nghệ, môi trường và kinh tế hiện đại.
0
Trong nền kinh tế hiện đại, khi nhắc đến các ngành sản xuất quy mô lớn như ô tô, điện tử, dệt may hay cơ khí, người ta thường nghĩ ngay đến những sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng phía sau mỗi chiếc xe, mỗi chiếc điện thoại hay từng mét vải là một mạng lưới dày đặc các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ kỹ thuật và bán thành phẩm. Đó chính là công nghiệp phụ trợ – một hệ thống không hào nhoáng nhưng giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là nền tảng để các ngành công nghiệp chính có thể phát triển bền vững.
0
Chất dẻo là vật liệu đã định hình thế giới hiện đại – từ bao bì, ô tô đến thiết bị y tế. Nhưng đằng sau sự tiện lợi ấy là cả một ngành công nghiệp phức tạp, đầy thách thức và đang trên đà chuyển mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu bản chất, cơ hội và tương lai của chất dẻo – vật liệu không thể thay thế nhưng buộc phải đổi thay.
0
Dioctyl phthalate (DOP), hay còn gọi là di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP), là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm phthalate, được sử dụng rộng rãi như một chất hóa dẻo trong ngành công nghiệp nhựa, đặc biệt là polyvinyl chloride (PVC). Với vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính linh hoạt và độ bền của vật liệu, DOP đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi về tác động đến sức khỏe và môi trường. Bài viết này sẽ đi sâu vào cấu trúc, quy trình sản xuất, ứng dụng, tác động và các quy định liên quan đến DOP.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Đào Phương Hoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0904 338 331
hoadao@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường rất đúng với thực tế hiện tại. Chúng ta cần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường trong lành hơn...
Môi trường hiện nay bị ô nhiễm ở mức quá nặng nề. Chúng ta đang bị đe doạ rất nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều người vô ý thức đến vậy!..