• Thời gian đăng: 11:37:12 AM 21/06/2018
  • 0 bình luận

Thủ phạm đắc lực đang giết chết các dòng sông tại Hà Nội

Có thể nói, hằng ngày nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ở không ít khu chung cư cao tầng, khu đô thị mới (ĐTM) trên địa bàn thành phố đã và đang đóng góp phần tạo nên khối lượng nguồn nước thải khổng lồ đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trạm xử lý nước thải... hãy đợi đấy!

Mới đây, tại phiên chất vấn trong kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XIV, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết: Trên địa bàn Hà Nội, các dự án nhà chung cư cao tầng độc lập, khi phê duyệt quy hoạch và dự án, về cơ bản chưa có trạm xử lý nước thải (XLNT) riêng. Do đó, nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống bể tự hoại của các công trình thường được chảy ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. 

Sông nhuệ đang bị ô nhiễm nặng nề vì rác thải

Sông nhuệ đang bị ô nhiễm nặng nề vì rác thải

>>>XEM THÊM:Ô nhiễm văn phòng và mức độ nguy hiểm

Tương tự như vậy, tại một số khu đô thị cũ đã đưa vào quản lý, vận hành sử dụng không có trạm XLNT riêng, nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống bể tự hoại của các công trình cứ thế “vô tư” đổ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Bên cạnh đó, các dự án khu đô thị được lập dự án đầu tư xây dựng trước khi Luật Môi trường có hiệu lực, qua kiểm tra xây dựng đã cơ bản hoàn thành xây dựng công trình nhưng không có quy hoạch trạm XLNT riêng, như: dự án khu đô thị Mỹ Đình 1; khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính; làng Quốc tế Thăng Long; khu đô thị Linh Đàm; khu đô thị Định Công; khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp; khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc; khu đô thị Xa La.

Bức xúc hơn, một số dự án khu đô thị đã xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc có nhiều hộ dân đến ở, mặc dù trong quy hoạch có trạm XLNT nhưng chưa được xây dựng, như: dự án khu đô thị Ciputra; khu đô thị Yên Hòa; dự án khu đô thị Việt Hưng (đã xong chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà thầu xây dựng); dự án khu đô thị Văn Phú; khu đô thị Vincom Village.

Ông Lê Văn Dục cho rằng, trên thực tế, hầu hết dự án khu đô thị có quy hoạch trạm XLNT nhưng do việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành trạm XLNT rất tốn kém, nên các chủ đầu tư cố tình trì hoãn việc đầu tư xây dựng trạm XLNT. Họ chỉ tập trung đầu tư xây dựng nhà ở để kinh doanh và đều có tâm lý chung là chờ có đông dân cư về sinh sống mới tiến hành xây dựng trạm XLNT theo quy hoạch

Vẫn trông chờ vào thành phố

Trên thực tế, sau khi Luật Môi trường có hiệu lực (từ ngày 1/7/2006), trên địa bàn Hà Nội, các dự án khu ĐTM khi phê duyệt quy hoạch và phê duyệt dự án hầu hết các dự án đều có trạm XLNT riêng. Đối với trường hợp không bố trí trạm XLNT riêng, nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống bể tự hoại của các công trình sẽ được chảy ra hệ thống cống thoát nước thải riêng của dự án để đưa về trạm XLNT tập trung của thành phố hoặc khu vực để xử lý. 

Nhưng đáng lo ngại, đến nay, mới chỉ có một số dự án khu đô thị trong quy hoạch có trạm XLNT và đã được đầu tư xây dựng, gồm: trạm XLNT khu đô thị Mỹ Đình II (công suất thiết kế 1.300 m3/ngày-đêm) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư xây dựng và đang quản lý, vận hành; trạm XLNT khu đô thị mới Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức) có công suất 18.400 m3/ngày-đêm, hiện đã xây dựng xong cả hai giai đoạn và lắp thiết bị giai đoạn 1 công suất 9.200 m3/ngày-đêm; trạm XLNT dự án khu chức năng đô thị Royal City (công suất 4.500 m3/ngày-đêm) đã xây dựng xong và đang hoạt động; trạm XLNT dự án khu chức năng đô thị Time City (công suất 2.700 m3/ngày-đêm) đã xây dựng xong và đang hoạt động; dự án khu đô thị mới Văn Khê (quận Hà Đông) đã xây dựng công trình trạm XLNT, nhưng chưa lắp đặt thiết bị.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên do công tác quản lý nhà nước có phần bị buông lỏng. Theo Lê Văn Dục, các sở, ngành chức năng của thành phố tuy có đôn đốc nhưng chưa thực sự kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện xây dựng đồng bộ công trình và trạm XLNT.

Rất nhiều khu ĐTM trên địa bàn thành phố Hà Nội mặc dù trong phê duyệt dự án có quy hoạch trạm XLNT, nhưng khi xây dựng công trình chủ đầu tư dự án

Rất nhiều khu ĐTM trên địa bàn thành phố Hà Nội mặc dù trong phê duyệt dự án có quy hoạch trạm XLNT, nhưng khi xây dựng công trình chủ đầu tư dự án "phớt lờ" vì tốn kém tiền đầu tư

>>>XEM THÊM:Môi trường là gì? Những biện pháp để bảo vệ môi trường

Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013, thành phố đầu tư xây dựng 39 trạm XLNT tập trung để XLNT cho khu đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 6 trạm XLNT (tổng công suất thiết kế khoảng 264.300 m3/ngày-đêm) đã xây dựng xong và đưa vào vận hành; 5 trạm đang xây dựng hoặc làm công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, với tổng công suất thiết kế khoảng 396.300 m3/ngày-đêm. Các trạm xử lý nước thải này hoàn thành sẽ giải quyết được việc XLNT của một số khu vực, trong đó có các dự án khu ĐTM, khu nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng, các chủ đầu tư dự án khu ĐTM, khu chung cư cao tầng không thể phớt lờ quy hoạch để trông chờ vào các trạm XLNT tập trung của thành phố. Để khắc phục tình trạng này, ông Lê Văn Dục cho biết, thời gian tới, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện liên quan tăng cường đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng và hoàn thiện trạm XLNT theo quy hoạch của dự án được duyệt. Đồng thời, rà soát để bổ sung quy hoạch các trạm XLNT đối với các khu đô thị chưa có trạm XLNT. Trước mắt, tập trung đôn đốc các khu đô thị đã có đông dân cư mà trong phê duyệt có quy hoạch trạm XLNT phải thực hiện theo đúng quy hoạch. Nhưng có lẽ, đã đến lúc UBND thành phố phải có chế tài xử lý thật nghiêm các chủ đầu tư dự án khu ĐTM cố tình trì hoãn không thực hiện đầu tư xây dựng trạm XLNT.

Bài viết liên quan

Giày bảo hộ lao động là gì? Cấu tạo và vai trò

Giày bảo hộ lao động là trang thiết bị bảo hộ lao động quan trọng để bảo vệ đôi chân khi làm việc trong môi trường có nhiều nguy hiểm. Vậy giầy bảo hộ lao động có những đặc điểm gì nổi bật?

0

Xem thêm

Chất chống dính khuôn là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng?

Chất chống dính khuôn được sử dụng rộng rãi trong việc đúc khuôn ngăn ngừa sản phẩm kết dính vào nhau. Vậy chất chống dính khuôn là gì? Tác dụng và ứng dụng trong sản xuất

0

Xem thêm

Sodium sulfite là gì? Tính chất, đặc điểm, ứng dụng trong đời sống

Sodium sulfite là hợp chất muối vô cơ có màu trắng rất dễ tan trong nước. Hiện nay Natri sulfit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất khác nhau như dệt nhuộm, sản xuất giấy, sản xuất hợp chất vô cơ, thuốc nổ, chất bảo quản...

0

Xem thêm

Ammonium acetate là gì? Tính chất lý hóa và khả năng gây độc?

Ammonium Acetate là một hóa chất được sử dụng để điều chỉnh độ chua của thực phẩm, thuốc thử trong sắc ký và sinh học phân tử... Vậy công thức và cấu trúc của nó là gì? Tính chất vật lý và hóa học? Ứng dụng?

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929