Ô nhiễm môi trường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và cách khắc phục
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng của toàn thế giới, đặc biệt khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển? Vậy hiện tượng này là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng thế nào đến đời sống và sản xuất cùng cách khắc phục ra sao. Hãy cùng VietChem làm rõ các vấn đề này qua bài tổng hợp dưới đây nhé.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là hiện tượng môi trường tự nhiên có những thay đổi theo hướng tiêu cực do các tính sinh, lý, hóa tác động. Quá trình này gây ảnh hưởng đến sinh thái, con người cùng sinh vật.
Trên thế giới thực trạng này cũng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các hệ quả như sự nóng lên của Trái Đất, biến đổi khí hậu toàn cầu, băng tan,….
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia có mức ô nhiễm hàng đầu. Bên cạnh đó, các nước đứng đầu còn có: Trung Quốc, Azerbaijan, Ấn Độ, Peru, Ukraina và Nga cùng Zambia.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt với sự phát triển của càng ngành công nghiệp và quá trình khai thác tài nguyên bất hợp lý khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Chỉ số đo lường về chất lượng (chỉ số AQI) tại các trạm của nước ta liên tục ở mức thấp (màu vàng, màu ca). Nhất là ở TP. Hà Nội và TP. HCM với mật độ dân số cao, lượng khí thải lớn khiến cho chỉ số ô nhiễm ở đây đứng top đầu thế giới.
Việc quy hoạch tại các khu đô thị chưa đi song song với vấn đề xử lý chất thải khiến cho tình trạng này luôn ở mức báo động. Theo số liệu thống kê, có tới 60% khu công nghiệp của Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định. Ngoài ra, các loại chất thải cũng không được thu gom đúng cách dẫn đến thực trạng đáng báo động như hiện nay.
Là sự biến đổi trong môi trường vật lý hay sinh học gây nên những ảnh hưởng có hại đến các thành phần, khả năng phục hồi hay sinh sản của những hệ sinh thái tự nhiên, tới hoạt động kinh tế - xã hội hoặc sức khỏe, phúc lợi của con người.
Nguyên nhân: hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính cùng sự tác động của con người như các hoạt động làm tăng lượng phát thải khí CO2, khí nhà kính.
Các hiện tượng nổi bật:
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn
Băng tan ở hai cực và Greenland
Mực nước biển tăng và nước biển ấm dần lên
Nền nhiệt thay đổi liên tục
Nồng độ CO2 trong khí quyển đang tăng lên
2. Hiệu ứng nhà kính là một trong những biểu hiện ô nhiễm môi trường rõ nhất
Hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của Trái Đất) là hiện tượng bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển Trái Đất bị hấp thu và được phân tán trở lại vào trong không gian khiến cho nhiệt lượng không gian bên trong của Trái Đất dần nóng lên.
Nguyên nhân: do lượng khí CO2 thải ra chủ yếu từ các hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
3. Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ hay còn được biết đến với cái tên tảo nở hoa. Là tình trạng số lượng tảo ở cửa sông, biển, nước ngọt tăng nhanh, tích tụ lại khiến cho mặt nước đục hoặc chuyển màu tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Tùy thuộc vào từng loại tảo mà hiện tượng này sản sinh ra các độc tố tự nhiên, gây suy giảm oxy cùng nhiều tác hại khác.
Nguyên nhân: sự suy giảm nhanh chóng của hàm lượng oxy trong nước, sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng một cách đột biến hay do lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc,…
Là hiện tượng suy giảm ozon tại các tầng bình lưu không khí.
Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra lượng khí thải ngày càng lớn trong đó có một số loại khí độc được thải ra từ sản xuất công nghiệp như CO2, nitơ, metan,…
Do các hoạt động vô ý thức của con người trên các dòng sông như xả xác, chất thải bừa bãi, các chất thải chưa được xử lý từ hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp đổ thẳng vào lòng sông,… khiến cho chúng bị ô nhiễm trầm trọng và không thể cải tạo được. Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của những người dân khu vực lân cận.
Dòng sông chết là một trong những hệ quả từ vấn đề ô nhiễm môi trường
Đây là hiện tượng không khí gây mùi khó chịu và chứa các thành phần xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, khiến cho thảm thực vật cùng hệ sinh thái mất cân bằng. Các chỉ số chất lượng không khí đang ở mức báo động nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu là do khói bụi thải ra từ các nhà máy xí nghiệp hay từ máy móc sinh hoạt của chúng ta: xe máy, máy phát điện, lò đốt rác thải phế liệu,….
7. Ô nhiễm đất
Biểu hiện của tình trạng này là các nhân tố sinh thái trong môi trường đất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, đất bị thoái hóa, bạc màu,…
Nó bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc ô nhiễm nguồn nước, tác động từ rác thải rắn trên bề mặt và trong lòng đất. Các chất hóa học trong rác thải sẽ khiến tính chất của đất thay đổi
Nguyên nhân: do sự khai thác quá mức, dùng nhiều chất hóa học trong trồng trọt, khai thác mỏ,… hay từ các hiện tượng tự nhiên như động đất, ngập mặn,…
Các chất lạ xuất hiện ở thể lỏng hay rác thải thô khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn (cả nước ngọt lẫn nước mặn), gây tác động xấu đến hệ sinh thái và con người.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước: do các hoạt động của con người như đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất, vứt rác bừa bãi, rác thải từ chăn nuôi và nước xả thải từ các khu công nghiệp nhà máy.
9. Ô nhiễm tiếng ồn
Hiện tượng này diễn ra chủ yếu ở các khu đô thị thành phố hay nơi tập trung dân cư đông đúc.
Nguyên nhân: tiếng ồn phát xa từ phương tiện đi lại, hoạt động của các nhà máy sản xuất, kinh doanh,…
Các bệnh do ô nhiễm văn phòng hay còn gọi là hội chứng bệnh nhà kín với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nặng đầu, khó tập trung.
Nguyên nhân: do các vật liệu như nhựa, hồ dán, lớp cách nhiệt, cách âm chất tẩy rửa, sơn,… trong phòng kín, từ hoạt động của con người có thể kế đến như hút thuốc, sử dụng máy in, điều hòa,… đặc biệt là các loại nấm mốc, vi khuẩn trong các tấm thảm, nệm, vải ẩm ướt.
Rác thải nhựa khi không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến không khí cùng với môi trường nước,…:
Nếu đốt, nó sẽ sinh ra chất động đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí,…
Khi chôn lấp, chúng sẽ làm cho đất mất khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng và ngăn cản khí oxy đi qua đất, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đến sinh vật trong nước.
Chúng có thể tồn tại từ hàng trăm cho đến hàng nghìn năm nên đây là vấn đề cần được chú trọng giải quyết.
Do các hiện tượng như động đất, sóng thần, sạt lở, lũ lụt,… Cụ thể, quá trình phun trào núi lửa sẽ tạo ra các chất độc hại lẫn vào không khí hay hiện tượng cháy rừng lớn cũng làm bầu không khí bị nhiễm độc nặng nề.
3. Ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp
Các khí độc như CO2, CO,… thải vào trong không khí từ các quá trình sản xuất của các nhà máy hay chất thải rắn xả vào trong lòng đất hoặc nguồn nước khiến cho môi trường đất, nước và không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
4. Chất thải rắn chưa được xử lý
Các chất thải rắn như rác thải nông nghiệp, vật tư, ngành công nghiệp, xây dựng,… không được xử lý an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường.
5. Ô nhiễm môi trường từ chất thải xe cộ
Các phương tiện như xe máy, xe tải, ô tô… khi hoạt động sẽ thải ra một lượng chất thải và khói bụi lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí. Thậm chí, lượng axit trong không khí cao cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm
6. Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật
Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng nhưng nó cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường. Chưa kể đến các loại phân bón hóa học có thể tác động đến môi trường đất như đất ngày càng bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.
7. Chất thải từ sinh hoạt
Chất thải được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người cũng là nguyên nhân khiến cho đất đai, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm. Các hoạt động như sử dụng than củi, vứt rác bừa bãi, vứt xác động vật,… ra ao hồ, sông suối làm cho môi trường bị ảnh hưởng không nhỏ.
8. Do quá trình sản xuất cơ khí
Rác thải, khí thải từ các công ty, nhà máy chưa được xử lý khi ra ngoài môi trường sẽ làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt các chất thải này rất khó để khắc phục nên cần được chú trọng, quan tâm.
Hậu quả ô nhiễm môi trường
1. Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe con người
Khi tình trạng này diễn ra sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người, gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp và khiến cho chức năng phổi bị suy giảm.
Cụ thể, nếu môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm và con người phải sử dụng nước bẩn, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao.
Các hóa chất dư thừa ngấm vào đất dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, nguy cơ bệnh về trí não ở trẻ.
2. Hậu quả ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái
Nếu rác thải đổ xuống sông biển, các hoạt động chặt phá rừng ngày càng nhiều, việc khai thác tài nguyên bất hợp lý sẽ làm cho hệ sinh thái biển bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn gen.
Hiện tượng mưa axit xuất hiện, gây hủy hoại, giết chết các sinh vật và thảm thực vật tự nhiên.
Mưa axit gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật
3. Đối với kinh tế xã hội
Các bệnh lạ xuất hiện ngày càng nhiều, chưa có biện pháp chữa, khó chữa khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Nông sản, thủy hải sản khan hiếm gây tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế.
Tốn kém chi phí trong đầu tư cải thiện môi trường, xây dựng và tái tạo hệ sinh thái.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, sự kiện bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề này.
Giáo dục trẻ nhỏ về ý thức bỏ rác đúng nơi quy định và biết cách tận dụng phế liệu bỏ đi như chai nhựa, lon nước, vải vụn,… để làm các vận dụng hữu ích (đồ trang trí, dụng cụ học tập,…)
Đầu tư, quy hoạch các khu công nghiệp và công ty thân thiện với môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn.
Tăng chế tài, pháp lý trong các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Tăng mức phạt đối với các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tăng cường xây dựng nhà vệ sinh công cộng, các thùng rác tại những điểm du lịch, nơi tập trung đông người,…
Khuyến khích sử dụng biện pháp vi sinh thay thế cho các chất hóa học trong việc giải quyết tắc nghẽn cống thoát nước.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức người dân
Như vậy, có thể thấy tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, tác động trực tiếp đến mỗi chúng ta. Vì vậy, trong mỗi cá nhân cần có ý thức, chung tay bảo vệ môi trường cũng như để bảo vệ cuộc sống của chính mình và những người xung quanh. VietChem tin rằng, với sự đồng lòng của tất cả mọi người sẽ tạo ra một hành tinh xanh.
Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.
Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.
Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!
Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận