• Thời gian đăng: 10:09:43 AM 28/01/2023
  • 0 bình luận

Carbohydrate là gì? Cấu tạo, phân loại của carbohydrate

Carbohydrate là một thành phần quan trọng đối với con người cũng như là nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vậy Carbohydrate là gì? Công thức cấu tạo là gì? Carbohydrate có những nhóm nào?... Bạn đọc hãy cùng VIETCHEM trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

I. Carbohydrate là chất gì? 

Carbohydrate hay còn được gọi là gluxit, là một phân tử hữu cơ cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H và O. Hợp chất này có công thức cấu tạo chung là Cm(H2O)n, trong đó m và n là các số tự nhiên khác 0, có thể giống hoặc khác nhau. 

Đây là 1 trong các nhóm phân tử sinh học cấu tạo và đóng vai trò quan trọng trong các cơ thể sống như tích trữ hay tạo năng lượng, các thành phần cấu trúc…

carbohydrate

Carbohydrate là chất gì? 

II. Phân loại Carbohydrate

Các phân tử Carbohydrate có thể là 1 phân tử đường hoặc một nhóm các phân tử đường liên kết với nhau. Dựa vào mức độ trùng hợp ta có thể chia carbohydrate thành 3 nhóm là đường, oligosaccharide và polysaccharide.

Lớp - Mức độ trùng hợp

Phân nhóm

Đại diện

Đường

Monosaccharide

glucose, frutose, galactose

 

Disaccharide

sucrose, lactose, maltose…

 

Polyol

sorbitol, mannitol…

Oligosaccharide

Maltooligosaccharides

maltodextrin

 

Otheroligosaccharides

stachyose, fructo-oligosaccharide

Polysaccharides

Tinh bột 

amylose, amylopectin

   

cellulose, hemicellulose, pectins…

Hoặc đơn giản hơn ta có thể phân loại carbohydrate thành 3 nhóm đường đơn, đường đôi và đường đa với các đặc điểm như sau:

- Đường đơn: 

  • Gồm các phân tử có cấu tạo gồm 5 hoặc 6 cacbon. 
  • Gồm có: Glucose, fructose, galactose, ribose,...

- Đường đôi

  • Gồm hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside.
  • Gồm có: Sucrose (được cấu tạo từ glucose và fructose), lactose (được cấu tạo từ galactose và glucose), maltose (được cấu tạo từ glucose và glucose),...

- Đường đa: 

  • Được cấu tạo từ 2 đơn phân  tử trở lên liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh.
  • Gồm có: Glycogen, tinh bột, cellulose, chitin,...
co-bao-nhieu-loai-carbohydrate

Các nhóm Carbohydrate

III. Tính chất và trạng thái tự nhiên của một số phân tử carbohydrate

1. Glucose

- Glucose là các chất rắn ở dạng kết tinh, không màu. Tan trong nước và tan nhiều hơn khi nhiệt độ nước tăng.

- Được gọi là đường nho, có vị ngọt ít hơn đường mía. Có trong hầu hết các loại quả chín và trong máu người. 

- Glucose có CTPT là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở hoặc mạch vòng.

- Glucose có nhiều nhóm -OH và 1 nhóm -CHO nên có tính chất của andehit và ancol đa chức:

  • Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam: 

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

  • Phản ứng của nhóm andehit: 

+ Phản ứng tráng bạc, tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Ag(NH3)2OH →  CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O

+ Tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng tạo thành Cu2O có kết tủa màu đỏ gạch.

+ Làm mất màu dung dịch brom.

CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH 

  • Phản ứng lên men tạo ancol etylic và khí CO2:

C6H12O6 →  2C2H5OH + 2CO2

2. Fructose

- Trạng thái: Chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

- Có nhiều trong hoa quả chín và đặc biệt là mật ong nên còn gọi là đường mật. Do đó đường fructose có vị ngọt hơn đường mía. 

- Công thức phân tử là C6H12O6. Trong môi trường kiềm, frutose chuyển thành glucose và có những phản ứng đặc trưng của glucose. Tuy nhiên sẽ không có phản ứng làm mất màu nước brom. 

3. Saccharose

- Là chất rắn kết tính, không màu, dễ tan trong nước.

- Có nhiều trong cây mía nên đường saccarozơ còn được gọi là đường mía. Ngoài ra còn có thể tìm thấy trong củ cải đường, đường thốt nốt…

- Phân tử saccarozơ được tạo thành từ alpha-glucozơ và beta-fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Các tính chất đặc trưng gồm có: 

  • Tính chất của ancol đa chức: Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh
  • Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng trong môi trường axit thì saccarose thủy phân tạo thành glucose và fructose.

C12H22O11 + H2O  →  C6H12O6 + C6H12O6      

cau-truc-mot-so-phan-tu-carbohydrate 

Cấu trúc một số phân tử Carbohydrate

4. Tinh bột

- Là chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, nở ra trong nước nóng tạo dung dịch keo được gọi là hồ tinh bột.

- Tinh bột có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc… 

- Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit, đó là amilozơ và amilopectin. Trong đó amilozơ chiếm 20-30 % khối lượng tinh bột.

- Phản ứng đặc trưng:

  • Phản ứng thủy phân:

+ Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+ Thủy phân dưới tác dụng của enzym như amylase trong nước bọt. 

  • Phản ứng với dung dịch iot: Đây là phản ứng giúp phân biệt tinh bột. Khi cho hồ tinh bột tác dụng với dung dịch iot sẽ cho hợp chất màu xanh tím. Đun nóng thì mất màu nhưng để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện. 

5. Xenlulozơ

- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, dạng sợi, không mùi và không vị .

- Không tan trong nước kể cả nóng hay lạnh cũng như các dung môi thông thường như benzen, ether…

- Công thức phân tử là (C6H10O5)n. Xenlulozơ là một polime cấu tạo từ các phân tử β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4 – glicozit. Là thành phần cấu tạo chính của các tế bào thực vật. có nhiều trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ (40 – 50 %).

- Phản ứng đặc trưng:

  • Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng xenlulose với dung dịch axit vô cơ sẽ tạo ra các phân tử C6H12O6. Phản ứng này cũng xảy ra trong dạ dày trâu, bò, ngựa… nhờ enzym xenlulaza. Cơ thể con người không có enzym này nên không thể chuyển hóa được xenlulozơ.
  • Phản ứng este hóa của ancol đa chức:

[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(OH)2ONO2]n (Xenlulozơ mononitrat) + nH2O 

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n (Xenlulozơ đinitrat) + 2nH2O                                      

Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin, được dùng để chế tạo chất dẻo xenluloit làm bóng bàn, đồ chơi…

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) → [C6H7O2(ONO2)3]n (Xenlulozơ trinitrat) + 3nH2O

Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là pyroxilin (làm chất nổ), dùng để chế tạo thuốc súng không khói. 

tac-dung-cua-xenlulozo

Ứng dụng của xenlulozơ trong sản xuất

IV. Ứng dụng của carbohydrate

Các chất thuộc nhóm carbohydrate đóng nhiều vai trò quan trọng đối với con người cũng như đời sống sản xuất.

1. Đối với sức khỏe con người

  • Là nhóm thực phẩm không thể thiếu được của con người cũng như động vật.
  • Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi chúng ta ăn các loại tinh bột vào cơ thể, trải qua các quá trình thủy phân tạo glucose. Sau đó qua các quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra năng lượng dưới dạng ATP để cơ thể có thể sử dụng được. Glucose không sử dụng hết sẽ được tích trữ dưới dạng glycogen tại gan.
  • Đồng thời cơ thể của chúng ta cũng cần bổ sung các loại chất xơ để đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa. 
chuyen-hoa-carb-trong-co-the

Chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể

2. Đối với các ngành sản xuất

  • Trong y học: Glucose, saccharose được sử dụng làm nguyên liệu pha chế thuốc; glucose sử dụng trong xét nghiệm đường huyết…
  • Là thành phần tạo ngọt trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm.
  • Glucose, saccharose dùng để tráng gương, ruột phích…
  • Xenlulozơ ứng dụng trong sản xuất giấy, các loại tơ, sợi, các loại polymer như CMC, NaCMC…

Trên đây là các thông tin cơ bản về nhóm carbohydrate. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã trả lời được những thắc mắc của mình về các hợp chất carbohydrate. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp hoặc tham khảo thêm các bài viết trên website vietchem.com.vn. 

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544